11/06/2020 20:30 GMT+7

Họp trực tuyến, Đức yêu cầu Trung Quốc công bằng với doanh nghiệp FDI

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh trong một cuộc họp trực tuyến cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng Bắc Kinh cần mở cửa thị trường và đối xử công bằng với doanh nghiệp FDI, người phát ngôn của bà Merkel cho biết ngày 11-6.

Họp trực tuyến, Đức yêu cầu Trung Quốc công bằng với doanh nghiệp FDI - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Angela Merkel - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, giới doanh nghiệp Đức đòi hỏi được tiếp cận thị trường Trung Quốc tốt hơn và được bảo đảm về pháp lý cho hoạt động đầu tư. 

Các doanh nghiệp này cũng khiếu nại về việc Bắc Kinh can thiệp bằng việc trợ cấp cho doanh nghiệp nội địa, làm méo mó môi trường cạnh tranh.

Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, ông Steffen Seibert, cho biết bà Merkel đã "nhấn mạnh sự cần thiết của các bước tiến sâu hơn trong việc mở cửa thị trường, sự có đi có lại và đối xử công bằng cho doanh nghiệp ngoại" tại Trung Quốc.

Bà Merkel "chốt lại rằng một thỏa thuận đầu tư đầy tham vọng giữa EU (Liên minh châu Âu) và Trung Quốc là thành tố quan trọng trong quá trình này", ông Seibert nói.

Các cuộc đàm phán xoay quanh một thỏa thuận đầu tư như trên đã kéo dài suốt 6 năm qua, và bà Merkel kỳ vọng có thể chốt hạ trong năm 2020. Đức sắp tới sẽ nhận chức chủ tịch luân phiên của EU trong vòng 6 tháng.

Bà Merkel nói với thủ tướng Trung Quốc rằng Đức muốn một nền thương mại đa phương tự do và có quy tắc, đồng thời củng cố Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Các nhà sản xuất Đức phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này.

Theo ông Seibert, bà Merkel và ông Lý cũng thảo luận về việc hợp tác đối phó đại dịch COVID-19, vấn đề nhân quyền, tình hình Hong Kong cũng như các vấn đề thương mại và đầu tư trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Mỹ cảnh báo Trung Quốc không được có thêm Mỹ cảnh báo Trung Quốc không được có thêm 'trường thành bí mật' về vũ khí hạt nhân

TTO - Phía Mỹ nói rằng Trung Quốc không được có thêm 'trường thành bí mật' về vấn đề phát triển hạt nhân và cần tham gia đàm phán với Mỹ, Nga. Nhưng liệu Trung Quốc sẽ nghe theo lời thúc giục của Mỹ?

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên