04/06/2015 10:43 GMT+7

Hợp tác nhóm cùng bảo vệ lợi ích ở biển Đông

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TT -  Các chuyên gia và học giả nghiên cứu Việt Nam cùng thảo luận và phân tích khả năng liệu Trung Quốc có lặp lại kịch bản dùng vũ lực chiếm các đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam như chiếm đảo Gạc Ma vào năm 1988 hay không.

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng uy hiếp tàu Việt Nam giữa năm 2014 - Ảnh: Văn Vững

Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ hội thảo chủ đề “Lợi ích của Trung Quốc từ việc chuyển dịch không gian hàng hải: một tiếp cận liên ngành” được tổ chức tại Hà Nội ngày 3-6. 

Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (SCIS) thuộc Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM, cho biết rất khó dự đoán nhưng vẫn không loại trừ khả năng này, vì Trung Quốc rõ ràng đã thiết lập một trận đồ đảo nhân tạo nhằm ngăn cách đường vận chuyển lương thực ở biển Đông.

Theo ông Vũ, rất khó xây sân bay trên đảo nhân tạo xét theo góc độ kỹ thuật.

“Thứ nhất, kết cấu đảo nhân tạo được bồi đắp bằng cát xúc từ dưới biển lên và dùng máy nhồi nên không ổn định. Thứ hai, đảo nhân tạo nằm trên một vùng thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến việc cất cánh máy bay. Thứ ba, cát và muối dễ ăn mòn chân máy bay. Cuối cùng, xây dựng căn cứ quân sự ở đảo nhân tạo rất khó phòng thủ” - ông Vũ nhận định.

Có đại biểu đặt câu hỏi liệu Việt Nam có nên thay đổi chính sách bằng cách liên minh quân sự với các nước khác để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở biển Đông hiện nay hay không, nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết có thể tìm kiếm giải pháp trung gian, chẳng hạn như hợp tác với các nước bảo vệ vùng biển và lợi ích biển theo quy định của luật pháp quốc tế.

“Nếu anh nào xâm phạm thì cùng nhau phối hợp hành động, thậm chí hành động quân sự. Phải đưa ra giải pháp mạnh dạn hơn” - ông Tuyển đề xuất.

QUỲNH TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên