17/08/2013 08:32 GMT+7

Hơn 23,6 tỉ đồng Vì Trường Sa thân yêu

MAI HƯƠNG - LAM ĐIỀN
MAI HƯƠNG - LAM ĐIỀN

TT - Tối 16-8, MTTQ Việt Nam TP.HCM - Hội đồng quản lý Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc” phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Hướng về biển đảo Tổ quốc”.

* Triển lãm bằng chứng lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

xM1DBLAa.jpgPhóng to
Các tổ chức, đơn vị trao bảng tượng trưng đóng góp cho Ủy ban MTTQ VN TP.HCM - Ảnh: T.Đạm

Phát biểu trong chương trình, chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật - chính ủy Quân chủng hải quân - chia sẻ: “Chỉ trong năm năm trở lại đây, TP.HCM đã ủng hộ Trường Sa và nhà giàn DK1 tổng cộng 107 tỉ đồng... Chương trình nghệ thuật “Hướng về biển đảo Tổ quốc” là sự tiếp nối, khơi dậy và nhân lên những tình cảm hết sức quý báu, sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung dành cho biển đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta không chỉ hướng về biển đảo mà còn cùng tiến ra biển, khai thác biển, làm chủ biển để thật sự giàu mạnh lên từ biển”.

Tại chương trình, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã kêu gọi nhân dân TP và kiều bào ở nước ngoài ủng hộ Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc” năm 2013. Để ủng hộ quỹ, có thể nhắn tin theo cú pháp: TRUONGSA gửi 1408. Thời gian nhận tin từ nay đến hết ngày 15-10-2013. Mỗi tin nhắn ủng hộ 16.000 đồng. Kết thúc chương trình, Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc” đã nhận được 23,6 tỉ đồng đóng góp từ các đơn vị, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân.

* Một cuộc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu với chủ đề Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử do Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin - truyền thông và UBND TP.HCM đồng tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 29-8 tại hội trường Thống Nhất (135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1), theo thông tin từ cuộc họp báo của ban tổ chức sáng 16-8.

Triển lãm giới thiệu gần 150 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm tập hợp từ các nguồn đã được công bố gồm các mảng nội dung: Phiên bản của các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20. Trong mảng này có cụm tư liệu quý là 19 châu bản triều Nguyễn, đáng chú ý có châu bản Phúc tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), hiện lưu giữ tại Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, ghi rõ việc cử thủy quân với sự hỗ trợ của dân binh, dân phu đi cắm cột mốc chủ quyền ở Hoàng Sa với chi tiết về độ dài, độ rộng, độ dày của cột mốc (mộc bài), nội dung viết trên cột mốc và thuyền đến nơi nào lập tức dựng cọc làm mốc. Chắc chưa có một vị hoàng đế nào trên thế giới lại quan tâm chi li đến việc cắm mốc chủ quyền ở biển đảo như hoàng đế Minh Mạng của Việt Nam.

Mảng thứ hai là tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ 16 đến nay. Ngoài ra còn có cụm tài liệu quan trọng là bốn cuốn atlat (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1917, 1919 và 1933...

MAI HƯƠNG - LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên