Khối C ngày càng thưa vắng: Chỗ học cũng “teo tóp”
Phóng to |
Kiểm kê hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường ĐH tại buổi bàn giao hồ sơ sáng 7-5. Lượng hồ sơ đăng ký dự thi khối C chiếm tỉ lệ rất thấp - Ảnh: MINH ĐỨC |
Đã từng phân vân
Bản thân tôi là một học sinh chuyên văn, từng phân vân chọn lựa khi đăng ký tuyển sinh vào đại học. Năm 2005, tôi được tuyển thẳng vào đại học khối C và khối D. Tôi đã rất băn khoăn, không biết nên chọn Trường ĐH Ngoại thương - trường mà nhiều học sinh và phụ huynh mơ ước, hay Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) - nơi có ngành thật sự phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Và tôi đã chọn ngành báo chí của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Sau khi tốt nghiệp, tôi được làm đúng công việc mình yêu thích với một mức thu nhập khá.
Tôi hoàn toàn hài lòng với lựa chọn ban đầu của mình. Bạn bè của tôi thời phổ thông, những người trung thành với khối C đều có công việc tốt. Trong đó, một cô bạn tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia đang làm việc ở bộ phận marketing của một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đa quốc gia. Một bạn khác tốt nghiệp ngành địa du lịch sau thời gian làm hướng dẫn viên đã tự mình làm chủ một công ty du lịch nho nhỏ.
Thu nhập không thua kém
Tôi tốt nghiệp THPT năm 2006 và thi đại học khối C, ngành xã hội học một trường đại học ở TP.HCM. Biết tôi thi khối C vào ngành này, bạn bè can ngăn rất nhiều. Ba mẹ tôi cũng bị tác động từ các phụ huynh khác có con thi khối A, B liền ngăn cản tôi thi khối C. Nhưng tôi vẫn cương quyết thi khối C và thuyết phục ba mẹ tin tưởng vào lựa chọn của mình. Có điều sau khi trải qua năm nhất, tôi và nhiều bạn thấy có chút thất vọng và hoài nghi về lựa chọn của mình. Đặc biệt, tôi không hình dung được sau khi học xong mình sẽ làm gì, sẽ được gọi là gì. Ví như học đại học y thì sẽ trở thành bác sĩ và công việc của một bác sĩ đã được hiểu rõ.
Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, tôi xin vào một công ty truyền thông - thương mại và làm ở bộ phận quan hệ công chúng. Nhờ nắm vững kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình đi làm thêm ở bậc đại học, có vốn tiếng Anh khá, tôi luôn hoàn thành tốt công việc. Lương hiện nay của tôi khoảng 15 triệu đồng/tháng. Với một sinh viên ra trường được hai năm, tôi nghĩ đó là mức thu nhập khá cao.
Nhiều vị trí tuyển dụng
Là một đơn vị kinh doanh sản xuất đa ngành nghề, hằng năm công ty chúng tôi phải bổ sung một số lượng khá lớn đội ngũ nhân sự để đáp ứng nhu cầu công việc. Trong số này có đến 50% những người học chuyên ngành khoa học xã hội được tuyển chọn. Nhiều vị trí chủ chốt của công ty hiện nay như giám đốc marketing, giám đốc nhân sự, trưởng phòng nghiên cứu thị trường, trưởng phòng hành chính, trưởng phòng pháp chế, các vị trí trợ lý... đều xuất thân từ “dân khối C” cả. Họ là những người từng học cử nhân ngữ văn - truyền thông, cử nhân luật, cử nhân hành chính học, xã hội học, địa lý tự nhiên, địa lý xã hội, ngoại ngữ...
Học khối C ra trường bị thất nghiệp hay có việc làm nhưng mức thu nhập không cao chỉ là suy nghĩ của những người có tâm lý ỷ lại, không chủ động tự trang bị những nghiệp vụ, kỹ năng mềm cần thiết để có thể tự chọn cho mình những công việc phù hợp.
Hiện nhiều thí sinh rất mơ hồ về ngành học mà mình sẽ chọn, cứ tâm lý chọn "số đông" ai cũng đăng ký nên mình đăng ký. Nhiều bạn nghĩ học quản trị kinh doanh dễ kiếm được việc làm. Trong khi đó, nhiều bạn hoàn toàn không biết khối C có rất nhiều ngành có thể nói là nóng. Những ngành này đang và dần khẳng định giá trị, vai trò của mình. Thu nhập các sinh viên sau khi ra trường trung bình 4-5 triệu đồng/tháng là chuyện bình thường. Nếu bạn tốt nghiệp loại khá và có kỹ năng tiếng Anh giao tiếp, sau khi tốt nghiệp có được mức thu nhập từ 6 triệu đồng trở lên không phải là quá khó. Tôi tốt nghiệp cử nhân kinh tế ngành chứng khoán - ngân hàng từ một trường ĐH chuyên ngành kinh tế hàng đầu tại TP.HCM. Đây được cho là một ngành nóng nhất hiện nay. Nhưng khi mới ra trường tôi phải rất vất vả mới kiếm được việc làm trong một công ty chứng khoán và lương cũng rất thấp. Hiện nay lương của tôi là 3 triệu đồng, rất thấp so với sinh viên các ngành khác. Vì vậy chưa chắc học các ngành kinh tế khi đi làm sẽ có lương cao. Cố gắng trong công việc thì học ngành nào cũng sẽ có lương cao thôi. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận