07/08/2011 14:14 GMT+7

Họ vẫn sống...

HOÀNG HÀ thực hiện
HOÀNG HÀ thực hiện

TT - Có tổng cộng chín người con nhưng mất đến sáu. Ba con còn lại cũng không hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng họ vẫn sống, vượt lên nỗi đau để sống.

Đó là câu chuyện của gia đình anh Lê Văn Bính, người chiến sĩ bị nhiễm chất độc da cam trên chiến trường Tây nguyên năm xưa.

T2Ci7M1X.jpgPhóng to
Sau bữa cơm tối, anh Bính lại tranh thủ dạy cô con gái thứ ba học. Vì bị nhiễm chất độc da cam nên việc học chữ của em rất vất vả - Ảnh: HOÀNG HÀ

Theo số liệu của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN, Thái Bình là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng người nhiễm độc dioxin với 34.000 người! Trong một chuyến về công tác tại Thái Bình, tôi được Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh này giới thiệu về gia đình anh Lê Văn Bính (thôn Hưng Nhượng 10, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư), một cựu chiến binh từng chiến đấu tại chiến trường Tây nguyên thời chống Mỹ.

oNWFAO9F.jpgPhóng to
Cô giáo giúp Lụa tập viết bằng đôi bàn tay co quắp

Có thể nói đây là một gia đình có số phận hết sức bi kịch. Những đứa con của hai anh chị Bính - Liên lần lượt ra đời là mang trong mình những bệnh tật do di chứng của chất độc da cam. Từng cháu, từng cháu lần lượt chào đời rồi ra đi. 9 lần sinh, 5 cháu đã mất. Khi tôi đến thăm anh chị, lúc ấy họ còn bốn cháu là Lê Thị Hoa, Lê Thị Hiệu, Lê Thị Lụa và Lê Đức Thọ. Trong bốn chị em còn lại thì cậu bé Thọ - con út - là nặng nhất, không thể tự ăn uống, vệ sinh cá nhân được mà phải nhờ vào bố mẹ và các chị.

0D7lfFPl.jpgPhóng to
Chị Liên (vợ anh Bính) thắp hương đều đặn, vừa cho những đứa con đã mất vừa cầu mong cho gia đình được bình yên

Điều đáng nể nhất ở gia đình anh Bính là tất cả đều nỗ lực vượt lên nỗi đau để sống. Anh Bính là trụ cột gia đình, kiếm sống bằng nghề đạp xích lô. Chị Liên làm nghề buôn bán đồng nát. Hoa - con gái đầu - ở nhà phụ nuôi lợn, chăm em. Hiệu thì nỗ lực đi học may. Còn Lụa cố học chữ. Việc học nghề, học chữ của các em rất khó nhọc vì sức khỏe vừa kém, trí óc lại chậm phát triển. Nhưng mặc tất cả, họ vẫn sống...

Y8xVKh7t.jpgPhóng to
Ngoài giờ học ở trường, Lê Thị Lụa - con gái thứ ba của anh Bính - ở nhà chăm cậu em út bị bại liệt

Tôi không thể nào quên được hình ảnh anh Bính đêm về vẫn cố kèm thêm cho con học chữ, hay cảnh Lụa vừa khó nhọc học bài vừa canh em...

9oXdW4pw.jpgPhóng to
Chị Liên hầu như không lúc nào được ngơi tay. Cậu con trai út bị bệnh nặng luôn là mối quan tâm chăm sóc của chị hằng ngày

Không lâu sau đó, tôi liên lạc lại và được biết cháu Thọ đã rời bỏ bố mẹ, các chị để về bên kia thế giới.

V1My7TZ8.jpgPhóng to
Mỗi ngày chị Liên đạp xe khoảng 40km để mua phế liệu
WkHA1uAd.jpgPhóng to
Từ mờ sáng anh Lê Văn Bính dắt xích lô ra khỏi nhà
Zbii2ys5.jpgPhóng to
Lê Thị Hiệu, cô con gái thứ hai, người lành lặn nhất trong bốn chị em, đang cố gắng theo học nghề may
vnmzPQGI.jpgPhóng to
Chỉ có buổi tối cả gia đình mới được đoàn tụ bên mâm cơm đạm bạc
8CIJ2xkM.jpgPhóng to
Giấc ngủ sau một ngày nhọc nhằn
OJDtVAU4.jpgPhóng to
Nơi đỗ xe đón khách của anh Bính thường ngày ở trước cổng Bệnh viện huyện Vũ Thư, Thái Bình. Gương mặt của anh luôn đăm chiêu...
WkMBS763.jpgPhóng to
Hai chị em Lê Thị Lụa và Lê Đức Thọ tự chăm sóc nhau khi bố mẹ vắng nhà

Một câu chuyện quá buồn nên bộ ảnh này tôi cũng tính “gói lại” để vào hộc tủ. Nhưng năm nay, nhân dịp 50 năm Ngày thảm họa chất độc da cam (10-8-1961 - 10-8-2011), tôi lục lại và gửi nó đến trang Phóng sự ảnh của Tuổi Trẻ.

ugJypiZo.jpgPhóng to
HOÀNG HÀ

Tôi muốn giới thiệu câu chuyện buồn này như một lời tố cáo thảm họa da cam, đồng thời cũng giới thiệu sức sống mãnh liệt của con người VN: mất mát, đau khổ đến cùng cực nhưng vẫn vươn lên để sống.

HOÀNG HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên