Sống xanh thời 5.0 là học cách "biến nguy thành an", tận dụng những ưu điểm vốn có để tái sinh cho nhựa một vòng đời mới. Từ đó, góp phần giảm thiểu tối đa tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường một cách khoa học và kinh tế. 

Theo báo cáo của OECD, trong năm 2021, thế giới vẫn đang sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2020. Lượng rác thải nhựa cũng đã tăng hơn gấp đôi, lên 353 triệu tấn. Trong khi đó, có đến 22% lượng rác thải nhựa chưa được xử lý đúng quy định, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.

Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 1.
Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 2.

Để giảm thiểu tình trạng trên, nhiều quốc gia và tổ chức tích cực nghiên cứu các loại vật liệu mới, vừa thân thiện với môi trường vừa có khả năng thay thế nhựa một lần.

Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Wyss của Đại học Harvard tìm ra cách sử dụng vỏ tôm để sản xuất túi phân hủy sinh học. Ở Việt Nam và Hàn Quốc, ống hút thân thiện với môi trường còn được tạo nên từ bột gạo, bột mì và bột sắn. Trong khi ở các nước châu Âu, ống hút được làm từ nguyên liệu còn dư thừa của những nhà máy sản xuất các loại nước ép như táo, dâu.

Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 3.

Người tiêu dùng ở một số ngành hàng cũng dần tích cực chuyển sang sử dụng các sản phẩm thân thiện. Trong một khảo sát của Ủy ban châu Âu năm 2017 - 2018, có đến 70% người tiêu dùng đã bỏ phiếu ủng hộ việc cấm các túi sử dụng một lần và không thể phân hủy trong siêu thị, gần 79% người tiêu dùng đang lựa chọn túi giấy và tới 80% người tiêu dùng thích túi giấy có khả năng phân hủy sinh học trong tự nhiên. Dù trước đây, túi nilông vốn dĩ gắn với thói quen cố hữu của hầu hết mọi người, có mặt ở mọi nơi từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn.

Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 4.

Dù nỗ lực hạn chế sử dụng các vật dụng bằng nhựa diễn ra mạnh mẽ, nhưng suốt 2 năm đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, những lo ngại về nguy cơ lây nhiễm virus từ các sản phẩm tái sử dụng đã khiến lượng sử dụng rác thải nhựa, bao bì nilông tăng lên đáng kể.

Theo báo cáo khảo sát "Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến tiêu dùng bao bì từ nhựa dùng một lần tại Hà Nội và TP.HCM" của Tổ chức Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), có đến 44,4% số người được hỏi đã xác nhận việc tiêu dùng bao bì và sản phẩm nhựa tăng lên so với trước khi có dịch COVID-19.

Việc quay trở lại sử dụng nhựa một lần trong những tình huống "cấp bách" cho thấy hạn chế sử dụng là chưa đủ. Thay vào đó, tái sinh nhựa mới là cách tối ưu và kinh tế để giảm thiểu tối đa rác thải nhựa ra môi trường tự nhiên, rút ngắn vòng đời của nhựa và tiết kiệm năng lượng.


Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 5.

Hiện nay, thế giới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đưa rác thải nhựa trở lại phục vụ đời sống với một “vòng đời mới”. Trong số đó, sử dụng nhựa tái sinh (rPET) - loại vật liệu được tạo ra từ vỏ chai PET đã qua sử dụng - nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ vì giải quyết đặc tính dùng một lần của nhựa dùng một lần.

Na Uy hiện là quốc gia đi đầu thế giới với 97% chai nhựa được tái chế, 92% trong số đó quay trở lại thành nhựa chất lượng cao, có thể tiếp tục đựng nước uống với vòng đời có thể lên tới 50 lần tái chế. Thụy Điển có đến 86% chai PET xuất hiện trong hệ thống ký gửi được tái chế. Còn ở Nhật Bản, quốc gia hàng đầu về thu gom chai PET, số lượng chai PET được thu gom lên đến 93% và số lượng tái chế đạt 89% trong năm 2021.

Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 6.

Tại Việt Nam, Suntory PepsiCo Việt Nam - thành viên sáng lập Liên minh tái chế bao bì (Pro Việt Nam) - là doanh nghiệp có nhiều đóng góp nổi trội. Không chỉ triển khai hàng loạt dự án cộng đồng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của tái chế bao bì và phân loại rác thải, Suntory PepsiCo Việt Nam còn chú trọng phát triển bao bì bền vững, liên tục cải tiến để giảm thiểu gần 8.000 tấn nhựa trong sản xuất. 

Nhất là vào tháng 4 vừa qua, Suntory PepsiCo Việt Nam đã chính thức chuyển sang sử dụng bao bì 100% từ nhựa tái sinh (rPET - recycled polyethylene terephthalate) cho dòng sản phẩm Pepsi 330ml. Đây được xem là bước đi tiên phong, nỗ lực sử dụng bao bì thân thiện hơn với môi trường trong cam kết "Chống rác thải nhựa” do Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam phát động.

Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 7.
Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 8.

Chai nhựa tái sinh Pepsi 330ml được sản xuất 100% từ nhựa rPET đạt chuẩn Food Grade, đồng thời đáp ứng được tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam lẫn Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ xác nhận là an toàn để sử dụng cho thực phẩm.

Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 9.

Theo đó, Pepsi 330ml sử dụng bao bì chai nhựa tái sinh rPET có chu trình sản xuất khép kín. Bắt đầu bằng việc thu gom những chai nhựa PET rồi phân loại kỹ lưỡng và nghiền thành vảy nhựa. Tiếp theo, vảy nhựa trải qua một quá trình xử lý nghiêm ngặt để làm sạch nhằm khôi phục đặc tính của nhựa và tạo nên những hạt nhựa tái sinh rPET, tạo nên vòng đời những chai nhựa mới. Với việc tái sinh những chai nhựa đã qua sử dụng để tạo ra bao bì nhựa mới, Suntory PepsiCo Việt Nam góp phần làm giảm lượng nhựa mới tương đương lượng nhựa được thu gom và tái chế.

Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 10.

Có thể nói, Pepsi 330ml trong bao bì được sản xuất 100% từ nhựa tái sinh (rPET) là sự khởi đầu cho chặng đường dài của mô hình kinh tế tuần hoàn và kinh doanh có trách nhiệm, thể hiện vai trò của doanh nghiệp chung tay hợp tác với Chính phủ và các tổ chức xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp bền vững. Sử dụng chai nhựa rPET cho dòng sản phẩm Pepsi 330ml không chỉ là hành động bảo vệ môi trường thiết thực mà còn truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh mạnh mẽ chuyển đổi.

Hiến kế sống xanh thời 5.0 - Ảnh 11.
Đoan Thục
Unsplash
HẢI PHI - BẢO SUZU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên