Vấn đề quan trọng cần làm để có đường ven sông Sài Gòn là điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất dọc theo bờ sông để xác định rõ khu đất nào liên quan công viên cây xanh và phúc lợi cho người dân, đất nào dành cho ngành logistics, du lịch, giải trí, giáo dục, y tế...
Cần cập nhật để có một hệ sinh thái dịch vụ phát triển theo đúng chiến lược. Công việc cơ bản xoay quanh trục điều chỉnh quy hoạch, kết hợp những nội dung định hướng mới và đồng bộ.
Làm rõ hơn những ý tưởng phát triển giao thông, kết nối giao thông và sử dụng đất để thúc đẩy kinh tế dịch vụ dựa trên điều kiện sẵn có và khả năng hiện thực các ý tưởng trong thì tương lai.
Để khai thác kinh tế và phát huy giá trị văn hóa sông Sài Gòn, cần một con đường kết nối giữa các khu vực, quận huyện. Vì nhắc đến sông Sài Gòn là nhắc đến "tính vùng", bởi bản chất sông Sài Gòn đã mang tính kết nối rồi.
Vì vậy, TP.HCM nên phối hợp với các tỉnh lân cận để định hướng quản lý, điều chỉnh quy hoạch khớp với nhau và ý tưởng được xuyên suốt, thống nhất.
Ví dụ như khu vực nào phát triển du lịch, khu vực nào cần được bảo vệ phải thống nhất quan điểm trong chiến lược phát triển sông Sài Gòn vì lợi ích chung, mang tính bền vững và hài hòa với nhau.
Tôi cho rằng chủ trương mở tuyến giao thông hai bên sông Sài Gòn để khai thác dòng sông từ cảnh quan, môi trường nước, phát huy hiệu quả sử dụng đất, phát triển dịch vụ là phù hợp.
Ngoài khai thác dịch vụ, du lịch thì tuyến đường ven sông còn giúp hoàn chỉnh kết nối trung tâm TP.HCM với khu vực phía Bắc, góp phần giảm tải cho quốc lộ 22. Song song đó cần có chính sách tốt để khai thác quỹ đất, tạo điều kiện cho người dân tham gia quá trình này và hưởng lợi.
Chúng ta cũng học tập các nước trên thế giới vì không chỉ làm đường ven sông mà còn làm dịch vụ ven sông và trên sông.
Con đường ven sông Sài Gòn chính là cách thức chúng ta hiện thực hóa việc kết nối hạ tầng, từ đó tạo ra bộ khung quan trọng để làm tiền đề cho việc đầu tư, khai thác các hoạt động kinh tế, dịch vụ... Đây mới là điều rất quan trọng để thấy rõ "hồn cốt đô thị" sông Sài Gòn, vốn giàu tính lịch sử - văn hóa.
Cảm ơn bạn đọc đã gửi bài dự thi
Báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn", nhằm tìm các ý tưởng và giải pháp để góp phần phát triển sông Sài Gòn.
Các bạn có thể gửi ý kiến, bài viết, công trình nghiên cứu, đồ án, kế hoạch, ý tưởng... góp phần vào mô hình phát triển mới, hình dung về các đô thị bên sông của dòng sông trù phú này.
Các bài viết, đồ án sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ. Kết quả cuộc thi sẽ công bố trên các ấn phẩm Tuổi Trẻ và đặc san kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước 30-4.
Bài dự thi gửi về email: songsaigon@tuoitre.com.vn hoặc gửi về báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM - ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi "Hiến kế phát triển sông Sài Gòn".
Thời gian nhận bài dự thi: từ 7-3 đến hết ngày 20-4-2022.
Giải thưởng: Giải tập thể: 1 giải nhất: 30 triệu đồng; 1 giải nhì: 20 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng. Giải cá nhân: 1 giải nhất: 20 triệu đồng; 1 giải nhì: 10 triệu đồng; 1 giải ba: 5 triệu đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải 3 triệu đồng.
Ban tổ chức
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận