GS.TS Nguyễn Đình Đức - Ảnh: NAM TRẦN
Từ năm 2019, ĐHQG Hà Nội sẽ bắt đầu chính thức triển khai. Chương trình đầu tiên cho hệ đào tạo cử nhân cho vận động viên có thể sẽ là ngành quản trị kinh doanh.
* Vì sao lại là ngành quản trị kinh doanh, thưa giáo sư?
- Ngành quản trị kinh doanh được chọn trước hết là vì đó là một trong những ngành không đòi hỏi thời gian dành cho thực hành, thí nghiệm, có nội dung kiến thức tương đối liên ngành, có tính khai phóng, thuận lợi hơn khi triển khai đào tạo theo từng cá nhân.
Trong tương lai, có thể mở rộng đào tạo ở một số ngành nghề khác.
* Theo ông, việc đào tạo hệ cử nhân đặc biệt cho tài năng thể thao sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
- ĐHQG Hà Nội chưa có kinh nghiệm trong đào tạo vận động viên, nhưng là đại học đa ngành, đa lĩnh vực và có uy tín, kinh nghiệm trong giảng dạy đào tạo văn hóa từ bậc THPT chuyên cho đến tiến sĩ. Vì vậy, việc kết hợp với các cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện thể thao chuyên nghiệp để bố trí thời gian cho các vận động viên vừa tập luyện vừa có thể tham gia học văn hóa là hoàn toàn khả thi.
Việc tổ chức giảng dạy và đào tạo như vậy đòi hỏi kinh phí cho mỗi học viên sẽ đội lên nhiều hơn. Việc ít được tham gia học tập văn hóa trong môi trường lớp học đông, tập trung như bình thường một mặt sẽ tạo điều kiện cho giáo viên chăm lo cho người học nhiều hơn, nhưng mặt khác, người thầy cũng sẽ vất vả hơn.
Tuy nhiên, những khó khăn đó không phải là cơ bản và hoàn toàn có thể vượt qua được.
* Mô hình đào tạo, việc tuyển sinh với đối tượng đặc biệt này có khác biệt gì so với các chương trình đại trà?
- Khi đào tạo cho các tài năng thể thao để lấy bằng đại học, sau đại học trong các lĩnh vực chuyên môn theo từng cá nhân, học viên vẫn phải học đầy đủ khối lượng và nội dung kiến thức theo đúng chương trình đào tạo đã được phê duyệt, đạt yêu cầu về chuẩn đầu ra để lấy bằng trong lĩnh vực đó và không có bất cứ một ngoại lệ nào để giữ uy tín và chất lượng đào tạo.
Do đó, trong tuyển sinh đương nhiên sẽ có phương án là xét tuyển theo các quy định, hướng dẫn chung hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo (ví dụ như năm nay là xét tuyển từ kết quả thi THPT) và ĐHQG Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu, xem xét để có những phương án xét tuyển phù hợp khác.
Về mặt tổ chức và quản lý đào tạo, do đặc thù của hoạt động đào tạo này nên hình thức giảng dạy và kiểm tra đánh giá, thời gian đào tạo, kế hoạch tổ chức học tập sẽ có sự khác biệt, có sự linh hoạt và phối hợp hài hòa với lịch luyện tập và thi đấu cũng như năng lực chuyên môn của từng học viên.
Lớp học có thể tổ chức theo nhóm, cũng có thể một thầy - một trò. Ở một số môn học, sẽ áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận