TTO xin tạm khép lại diễn đàn này bằng cuộc trao đổi với tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Trưởng bộ môn tâm lý ĐH Sư phạm TP.HCM.
Phóng to |
Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn (bên trái) trong một cuộc trò chuyện về giới tính với bạn trẻ - Ảnh do tiến sĩ Sơn cung cấp |
* "Phát pháo" đầu của diễn đàn người đồng tính trên TTO là câu chuyện của một bạn trai đang học lớp 12, bị gia đình kỳ thị khi biết bạn là người đồng tính, và đang rất tuyệt vọng. Tiến sĩ có thể cho bạn vài lời khuyên?
- Sinh ra trong đời không ai cho phép mình chọn cha mẹ và chọn giới tính. Những nỗi niềm của bạn rất đáng để được đồng cảm và trân trọng. Tuy nhiên, những gì thuộc về “cái bình thường” như định kiến bao giờ cũng dễ dàng được chấp nhận. Nói thế bạn có thể hơi buồn một chút, chạnh lòng một chút nhưng bạn nên thông cảm cho cha của mình.
* Năm 2007, tiến sĩ đã chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học "Nhận thức, thái độ và ứng xử của học sinh trung học với bạn bè có biểu hiện đồng tính". Kết quả ra sao, thưa tiến sĩ? - Nghiên cứu này được tiến hành trên 300 mẫu chọn từ 3 trường trung học, gồm 48% là học sinh THCS và 52% học sinh THPT, 43% nam và 57% nữ. Khoảng 2,5% học sinh trung học thừa nhận hình như mình có xu hướng đồng tính, trong khi đó có đến 70% trong số đó cho rằng cha mẹ sẽ kiên quyết không chấp nhận sự thật đó. Đó là chưa kể một số bạn vẫn thấy mình bị kỳ thị, áp lực bởi thầy cô... Những số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, bạn trẻ không nói nỗi lòng với cha mẹ khi phát hiện mình là người đồng tính lên đến 95%. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vừa gần - vừa xa lạ. Với câu hỏi: người đồng tính luyến ái có xấu hay không? Hơn 80% học sinh trả lời là không. 15% trả lời rằng tốt hay xấu còn do cách sống của bản thân người đồng tính. Và 5% cho rằng rất xấu. Với câu hỏi: Khi phát hiện trong lớp có bạn bị đồng tính luyến ái, thái độ của em với bạn ấy như thế nào?”. 66% cho biết không quan trọng chuyện giới tính. 48% thông cảm, 18% quan tâm, 13% cảm thấy sợ, 2% khinh bỉ. Kết quả này cho thấy các học sinh trung học có một cái nhìn đúng đắn và cởi mở đối với những bạn đồng tính, đồng thời có những hành vi cư xử khá tích cực. Các tác giả đề tài nghiên cứu đã thực hiện đoạn phỏng vấn với một bạn trẻ xác nhận mình đồng tính. Bạn đọc có thể click vào nút bên dưới để nghe: Bạn đọc có thể lắng nghe suy nghĩ của một bạn trẻ khi có bạn là người đồng tính, và những kỳ vọng về sự giúp đỡ, quan tâm của người lớn với các bạn trẻ đồng tính, bằng cách click vào nút dưới đây: |
Bạn là người thuộc thế giới thứ ba thì đã sao? Bạn vẫn có thể sống tốt, vẫn có thể làm việc và bạn đáng được trân trọng nếu bạn ý thức được khoảng lặng hay khoảnh khắc đi của chính mình là điều dung hòa cần thiết...
Mong được cha đồng cảm ngay lập tức sẽ rất khó nhưng bạn hãy tin rằng nếu với thời gian thì quan điểm xã hội sẽ thay đổi, cha bạn cũng sẽ đổi thay. Đến một lúc nào đó (không hẳn là vô vọng), bạn sẽ được chấp nhận, trân trọng và thương yêu. Tuy vậy, bạn hãy hiểu rằng ngoài bạn ra, vẫn còn một tỉ lệ 3%, 5% hay nhiều hơn nữa cũng đồng cảm với bạn, trực tiếp hay gián tiếp.
Hãy cho mình một cơ hội sống tốt, cơ hội hiểu mình học sống nghiêm túc và bản lĩnh, bạn vẫn thành công... Thay vì muốn người khác đồng cảm, trước hết bạn nên thông cảm cho người khác và thông cảm cho cha mẹ là điều cần làm. Bạn sẽ tìm được nhiều điều kỳ diệu trong cuộc sống khi mọi thứ được chính bạn sắp đặt. Chúc bạn vui và đầy nghị lực, sống đúng với chính mình một cách an lành, khỏe mạnh.
* Phần lớn các ý kiến gửi về diễn đàn trên TTO đều chia sẻ, cảm thông, động viên bạn trẻ - tác giả bài viết. Đây có phải là tín hiệu tốt?
- Tín hiệu tốt cho sự đồng cảm này hay không trước hết phải bắt nguồn từ quan điểm của nhiều người. Nếu thẳng thắn thừa nhận tỉ lệ người thuộc xu hướng tình dục đồng giới đang tồn tại ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ hiểu rằng điều đó là điều hết sức bình thường.
Thực ra, ngay trong những ý kiến của người không thuộc nhóm giới tính thứ ba vẫn dựa trên nền tảng của lòng nhân ái, sự bình đẳng... Nếu đã là người thuộc giới tính thứ ba thì mọi thứ vẫn không thể thay đổi thì sao không thông cảm và động viên cùng nhau sống tốt, cùng nhau đồng cảm?
* Nhiều bạn đọc cho rằng để các bạn trẻ đồng tính muốn được mọi người tôn trọng thì nên học tốt, thành đạt. Tiến sĩ nhận xét gì về giải pháp này?
- Dẫu bạn là ai đi chăng nữa thì cũng cần nghiêm túc với tương lai. Không được cha mẹ đồng cảm vẫn là một nỗi đau nhưng không phải vì vậy mà mất tất cả. Cuộc sống của mỗi người do chính mình quyết định cơ mà! Chỉ sống được thì bạn mới sống tốt, phải sống tốt thì bạn mới sống có ích. Có biết bao người thông cảm và chờ đợi sự nỗ lực của chúng ta cơ mà?!
Thực ra, đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời, quan trọng nhất là vẫn hiểu nhiều về cơ thể mình, xác định một lần nữa về chính con người mình (một số bạn trẻ vẫn cho rằng đó là sự thật 100%) nên cứ dán nhãn mình ngay mà không cân nhắc hoặc cho mình nhiều cái nhìn khác, nhiều sự nhìn nhận khác cũng không nên... Còn việc lâu dài là chọn cho mình một lối sống cũng là điều quan trọng cần suy ngẫm.
* Tiến sĩ có lời khuyên gì cho phụ huynh khi biết con đồng tính?
- Lẽ thường, cha mẹ bị nhiều áp lực như: nối dõi, sợ dư luận xã hội, ám thị về lối sống, những đánh giá tiêu cực từ những biểu hiện thiếu lành mạnh của một vài người thuộc giới tính thứ ba.
Công bằng mà nói, điều đó cần nên thông cảm với cha mẹ. Tuy nhiên, chính các bậc cha mẹ cũng đồng cảm với con cái. Nếu con cái đã vượt qua được mặc cảm để bộc bạch cùng cha mẹ, cha mẹ đã hiểu vấn đề, chuyên viên - bác sĩ chuyên ngành đã xác nhận bước đầu về tình trạng thì tốt nhất là nên chia sẻ cùng con.
Hãy nhìn nhận đồng tính ở như một vấn đề bình thường, có giới thứ nhất, thứ hai thì sẽ có thứ ba |
Hãy nhìn nhận đồng tính như một vấn đề bình thường, có giới thứ nhất, thứ hai thì sẽ có thứ ba... Lẽ dĩ nhiên, cần thực sự có những định hướng giáo dục tích cực để các bạn nhận thức giá trị đích thực của mình, định hướng hành vi tích cực,dư luận tích cực, phản ứng mãnh liệt với những đối tượng giả đồng tính, giả giới tính thứ ba để trục lợi, cướp giật thì những “vết xấu” về nhóm đồng tính sẽ được xóa nhòa.
* Nhưng hiện nay chúng ta không hiếm gặp hình ảnh các bạn nam yểu điệu không ngại "thể hiện" tại nơi công cộng, trở thành tâm điểm chú ý và làm đám đông thêm phấn khích.
- Trong gần 3% hay 5% bạn trẻ cho rằng mình là người đồng tính thì những nghiên cứu trên thế giới cho thấy có khoảng 10% đến 20% là nhóm đặc biệt. Sở dĩ là như thế là vì có hiện tượng bị nhầm lẫn bản thân, dạng thức quan hệ được với cả hai giới. Trong số đó, có một số tỉ lệ nhất định 10% cần xem lại chính mình vì những định hướng lệch lạc nhất thời...
Con số này dù không đáng kể nhưng cũng là một số “xu hướng thật” bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể một số bạn lại “làm quá đà”, “thể hiện” quá khích hay quá đáng làm cho cái nhìn xã hội và dư luận nhóm lại rất căng thẳng về vấn đề này.
Từ đây, cũng nên đề cập đến một số đối tượng “đồng tính có mục đích” như: tạo nhóm vui, ăn nhờ - ở đậu, có mục đích kinh tế... dẫn đến những hiện tượng kéo theo như lừa đảo, lôi kéo - dụ dỗ làm cho cái nhìn thiếu thiện cảm sẽ tăng lên. Điều này cần được cân nhắc để tránh những cái nhìn càng lệch lạc và thiếu sự công bằng cho những bạn thuộc giới tính thứ ba.
* Tiến sĩ có cho rằng hình ảnh những người nổi tiếng là nam giới có phần yểu điệu trên màn ảnh, sân khấu là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều bạn trẻ mong muốn cũng là người đồng tính?
- Không thể phủ nhận sự tương tác xã hội nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy người có xu hướng đồng tính là do vùng đồi thị trên não có vấn đề đang là một giả định được ủng hộ. Những tác động xã hội chỉ góp phần làm sự bộc lộ ấy mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn chứ không thể biến "không" thành "có".
* Xin cám ơn tiến sĩ.
Mời xem các bài trong diễn đàn:
Xin đừng để con bơ vơ giữa hai bờ giới tínhĐồng tính: buông xuôi hay khẳng định mình?Đồng tính: nhưng mình được là mìnhKhi sinh ra, nào ai tự chọn được giới tínhBố ơi, con vốn không được chọn giới tính...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận