Phóng to |
Một con tê giác bị giết lấy sừng ở Nam Phi - Ảnh: Ban tổ chức cung cấp |
Chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê giác” tập trung vào hai thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới là Việt Nam và Trung Quốc.
Giám đốc điều hành WildAid, ông Peter Knights, cho biết: “Dù hơn 90% lượng sừng tê giác bán tại Việt Nam thực chất là sừng trâu hoặc các loại sừng khác nhưng chỉ cần 10% lượng tiêu thụ đã có thể tác động lớn đến sự tồn vong của loài vật này, lại vừa không có lợi cho sức khỏe”.
“Năm 2011, tê giác Java Việt Nam đã chính thức công bố tuyệt chủng khi cá thể cuối cùng bị thợ săn giết chết và cưa sừng. Vì vậy, chúng tôi mong muốn người Việt Nam chấm dứt sử dụng sừng tê giác để đảm bảo các loài tê giác ở châu Phi không phải hứng chịu thêm thảm cảnh tương tự khi quá muộn” - ông Peter Knights nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi lễ, tiến sĩ Trương Minh Tuấn - thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam - khẳng định: “Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ chiến dịch đầy ý nghĩa này thông qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng góp phần thay đổi hành vi, bổ trợ kiến thức pháp luật cho người dân về các loài động vật nguy cấp, đồng thời cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực thực hiện công tác bảo vệ những loài này vì sự cân bằng của hệ sinh thái Trái đất”.
Mục tiêu của chiến dịch là tăng cường ý thức của người dân thông qua truyền thông, vì vậy hiện chiến dịch có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng như ca sĩ Mỹ Tâm, ca sĩ Tùng Dương, hoa hậu Đỗ Thu Thảo, diễn viên Hồng Ánh, nhạc sĩ Đỗ Bảo…
Ban tổ chức chiến dịch cho biết trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan truyền thông tiến hành cuộc khảo sát thái độ người dân, tổ chức các sự kiện và chương trình giáo dục nâng cao năng lực cho cán bộ cơ quan chức năng tại địa phương nhằm tăng cường sức ảnh hưởng của chiến dịch để có thể đạt được mục tiêu cuối cùng.
---------------------------
* Tin bài liên quan:
Hoàng tử Anh kêu gọi chống buôn bán động vật hoang dãHoàng tử Anh William kêu gọi bảo vệ động vật bằng tiếng ViệtKhoác lác với sừng tê giácĐiều tra một vụ lừa bán sừng tê giác giảBắt giữ 7,28kg sừng tê giác qua đường hàng khôngSừng tê giác đắt đỏ nhưng không phải cứu tinh của bệnh ung thưĐính chính thông tin về tỉ lệ người Việt dùng sừng tê giác
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận