Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Họ đến từ nhiều nơi ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng mang chung một nỗi niềm có tên "lòng trắc ẩn với người nghèo".
"Nhà thờ của tôi chính là bệnh viện" - anh Nguyễn Phúc (40 tuổi, ngụ phường 4, TP Đà Lạt), thành viên chủ chốt của nhóm thiện nguyện, nói như để sám hối vì phải đi lại bất kể giờ giấc và phải bỏ dở những buổi lễ trọng của một người theo đạo Công giáo.
Không chỉ bỏ tiền túi kịp thời giúp người bệnh nghèo chữa bệnh, anh còn là người kết nối các ân nhân, mạnh thường quân cho họ lúc nguy cấp nhất.
Đôi hài vạn dặm ở thành phố bên đồi - Video: TVO
"Cách đây hơn một năm, có người em kêu cứu dùm một gia đình ở một huyện xa tại Thanh Hóa. Hai vợ chồng có 5 con nhỏ đang tuổi ăn học. Người vợ bị tai nạn, xe cán nát nửa người, chết ngay tại chỗ.
Vợ mất, người chồng vốn là phụ hồ chênh vênh đến không còn thiết tha cuộc sống hiện tại. Tôi tự hỏi, ở hoàn cảnh người cha như thế, mấy đứa nhỏ sẽ ra sao? Thế là tôi báo tin cho một tổ chức nhờ giúp đỡ.
Chờ mãi không thấy hồi đáp. Ai sẽ giúp mấy đứa nhỏ đi học khi đã gần hết 1 học kỳ? Lần lữa, tôi quyết định bắt xe đò một mình ra đất Thanh Hóa, cách Đà Lạt hơn 1.300km để xem trường hợp đó có đúng như bạn tôi kêu cứu không.
Anh Bùi Văn Kế (45 tuổi, ở xã Hà Vinh, huyện Hà Trung,Th anh Hóa) còn nhớ như in hình ảnh một anh chàng người Đà Lạt lạ hoắc đến gặp anh vào buổi sáng 6-11-2018.
"Lúc đó 9h sáng, anh Phúc hẹn gặp tôi tại ngã tư Bỉm Sơn. Anh nói ở Đà Lạt, đi xe đò đường dài ra, mang theo cả chiếc xe đạp của ân nhân gởi cho các con tôi đi học.
Anh Bùi Văn Kế (Xã Hà Vinh, Hà Trung, Thanh Hóa) ghi lời cảm ơn ân nhân giúp 3 con anh lại được đi học
Chỉ trong 2 ngày, khi đạp xe, lúc đi bộ, anh chạy tới lui làm giấy tờ miễn giảm học phí cho ba đứa bé đang học lớp 2, lớp 4 và 7. Ở được 2 ngày thì lại có trường hợp khó khăn ở Huế, anh lại quày quả từ biệt bố con tôi đi tiếp.
Quả thật trong đời mình chưa bao giờ tôi gặp một người tốt như thế", anh Kế xúc động kể.
Chưa hết, để ý từ con dao bị cùn đến nỗi thái rau còn khó cho đến các vật dụng trong nhà đều nát bươm, rồi những hôm u buồn không ngủ được, 4-5h sáng ông bố đã trở dậy giặt đồ cho 5 đứa con thơ... về nhà anh Phúc lại vận động ân nhân tặng cho anh Kế chiếc máy giặt để tiện lo việc nhà và đi làm thêm lo cho sắp nhỏ.
Không hẹn mà gặp, thậm chí cho đến giờ nhóm thiện nguyện của anh Nguyễn Phúc chẳng có đến một cái tên vì mỗi thành viên trong nhóm đều vô tư đến với việc giúp đỡ bệnh nhân nghèo với mong muốn "làm một việc tốt bình thường thôi".
Chiều chủ nhật giữa tháng 6-2019, dù mới có trận mưa lớn nhưng ở khoa Nội B - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng vẫn không hết oi bức, ngột ngạt. Bệnh nhân đông nghịt, nằm tràn ra hành lang khu nội trú. Y tá, hộ lý tất bật với công việc…
Tất tả đội cả nón bảo hiểm, mặc áo khoác dày đội mưa, anh Phúc ào ào chạy vào vỉa hè khoa Nội B. Bệnh nhân người Khmer, Thạch Hà, 30 tuổi, bị suy thận giai đoạn cuối, suy tim và nhiều chứng bệnh khác mừng rớt nước mắt vì anh Phúc kịp xin tiền ân nhân lên đóng tiền tạm ứng cho.
Đang quay quắt lo vì thiếu 2 triệu đồng đóng tiền tạm ứng cho bệnh viện, chị Nguyễn Thị Tho, vợ một bệnh nhân nam bị xơ gan nặng, cũng mừng rỡ khi thấy anh Phúc bước vào.
Chồng chị bị xơ gan nặng, tiền của gia đình mấy năm tiêu tán hết vì bệnh nan y của anh. Đến tháng 6 này họ chính thức... kiệt quệ. May nhờ tấm thẻ BHYT chồng chị mới tiếp tục được ở lại bệnh viện điều trị.
Cô hộ lý Hồ Thị Minh Phượng, khoa Nội B, đã gọi anh Phúc tới gấp trong chiều mưa hôm ấy.
Chị Phượng là một người trong nhóm cộng tác của anh Phúc.
Chị kể: "Tôi biết nhóm chú Phúc đầu tiên qua bếp ăn tình thương trong bệnh viện. Sau đó, chú cùng một chị tên Hường thường xuyên qua khoa tôi giúp các bệnh nhân nghèo.
Bệnh nhân ở đây tội lắm, đã nghèo còn mắc nhiều bệnh. Mỗi người bệnh nghèo ở khoa này là một số phận và đều tận cùng cái khổ".
Anh Phạm Minh Cường (ngụ xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), một người nuôi bệnh tự nhận mình cũng chẳng giàu có gì, chỉ có "lời ăn tiếng nói" để giúp đỡ chính những người bệnh cùng phòng, cũng là một "vệ tinh" như thế.
Anh Phúc và “vệ tinh” Phạm Minh Cường đang trao đổi về một ca bệnh gặp khó khăn ở BV Đa khoa Lâm Đồng
Thấy anh Phúc, anh Cường chạy đến "kêu dùm"một bệnh nhân nghèo bị chứng tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Nữ bệnh nhân này có 2 con cũng ốm quặt quẹo suốt nhưng không dám cho đi khám vì sợ "khám ra bệnh thì tiền đâu mà chữa".
Chồng chị làm phụ hồ nay phải bỏ hết việc vào viện chăm vợ. Cả gia đình kiệt quệ ấy sống nhờ nhà mẹ ở huyện Đơn Dương, nương náu nhau trong tuyệt vọng, ngày nào hay ngày ấy.
Những ngày này, Nguyễn Phúc nói anh đang đau đầu với trường hợp hai vợ chồng già, chưa biết giúp họ ra sao.
Chồng đột quỵ, nằm một chỗ. Khổ là mấy bà vợ sau của ông thấy vậy bỏ đi hết. Người vợ cũ thương tình nên tới lui chăm sóc 8 tháng trời khắp 3 bệnh viện tại Đà Lạt.
Do người bệnh có thân nhân nên không đưa vô trung tâm bảo trợ xã hội được, nhưng người vợ lại phụ thuộc vào con cái. Mà con cái thì giận cha bỏ mẹ con từ nhỏ nên không thèm nhìn mặt bố.
Bà phải nhờ "chú Phúc" kiếm phòng trọ rồi tự chăm ông, nhưng rồi tới nhà trọ cũng đuổi vì sợ ông chồng có mệnh hệ gì thì ai dám thuê mướn.
Nguyễn Phúc thăm gia đình bà K’Breo, động viên bà đưa chồng đi điều trị ở bệnh viện thay vì ở nhà mua thuốc uống "đại"
May thay, khi anh Phúc tâm sự với cô Nguyễn Thị Hà, người từng cộng tác giúp 1 ca bệnh dân tộc nhà rất nghèo. Chồng cô Hà nghe anh kể đứng dậy quả quyết bảo: "Phúc cứ mang chú ấy qua đây, cô chú cho ở nhờ. Chết thì cô chú đưa vô nhà thờ, không sao đâu!".
Trước đó, vợ chồng cô Hà cũng cho một họa sĩ đơn thân mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối ở nhà mình cho tới khi ông mất rồi lo hậu sự ở một nhà thờ.
Cô Hà cũng là người sẵn lòng cho K'Lan, một bệnh nhân rất nghèo người dân tộc đi cùng chuyến xe chuyển viện lên Sài Gòn vì không có tiền để đi xe chuyển viện.
Gia đình bà K' Liêng, vợ ông bệnh nhân K' Bréo ở làng Đăng Srôn, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng vừa thấy anh Phúc đã ào tới đón như người thân lâu ngày về thăm.
Mấy tháng trước, ông K' Bréo bị thoát vị đĩa đệm phải cấp cứu ở khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Không có thẻ BHYT nên số tiền họ phải đóng tạm ứng viện phí hơn 3 triệu đồng.
Bà K' Liêng phải nhờ con gái về làng vay nóng một người cho vay lãi cao ở làng, cứ 1 triệu phải trả lãi 5.000 đồng/ngày. Giữa lúc chồng đau bệnh lại lãi mẹ đẻ lãi con, bà K'Liêng đành đưa chồng về nhà nằm, "chờ khi nào BHYT chú Phúc mua" cho 2 vợ chồng có hiệu lực thì nhập viện điều trị tiếp tục.
Chiều hôm xuất viện, anh Phúc đã chạy xe máy theo họ về tận làng Đăng Srôn, gặp chủ nợ tìm hiểu sổ nợ, trả dứt điểm 3 triệu đồng và số tiền lãi sau 10 ngày vay nóng.
Trước đó, ông bệnh nhân K' Jú (người cùng làng Đăng Srôn, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng) bị ung thư không có BHYT, khoa Ung bướu liên tục đòi tiền tạm ứng.
Em vợ ông phải thay mặt chị cũng đang đau ốm nhưng không dám đi khám vì nhà nghèo chạy về làng vay nóng 10 triệu đồng để đóng tạm ứng viện phí và người chủ nợ ghi thành "vay 2 tấn cà phê tươi".
Anh Phúc hỏi, biết ông K' Jú chưa có BHYT nên đã mua BHYT ngay nhưng không kịp đến ngày áp dụng thì ông qua đời, để lại 1 món nợ lớn cho người thân.
Gom tiền ân nhân, anh Phúc đã đến tận nơi nài nỉ xin trả một nửa số nợ, từ 6 triệu đồng, chủ nợ giảm cho anh còn 5,5 triệu đồng, tương đương "1 tấn cà phê tươi".
Một ca gỡ nợ đáng nhớ khác của anh Phúc là ở ngay TP Đà Lạt. Lúc đó anh giúp Nguyễn Ngọc Minh, một bệnh nhân nam bị suy thận mãn, nhà ở Xuân An, dưới 1 con hẻm dốc sâu ở đường Nhà Chung.
"Mang tiếng ở trung tâm Đà Lạt nhưng tôi chưa thấy gia đình nào nghèo nát như nhà bà Xê, mẹ Minh", anh Phúc ngậm ngùi nhớ lại.
Gia đình bà Nguyễn Thị Xê là hộ nghèo, cái nhà gỗ mục nát xập xệ tồi tàn dù chủ nhà vốn là thợ mộc. Đứa con trai duy nhất của ông bà mắc bệnh suy thận mãn đã 10 năm, bao nhiêu tiền kiếm được họ đều đắp vào viện phí, thuốc men cho con đi lọc máu chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Chồng đau cột sống, bệnh tim không làm được việc nặng. Bà Xê đi bán vé số và còn phải nuôi đứa cháu ngoại mới 3 tuổi không cha mẹ ở bên.
Túng quẫn, bà cầm sổ nhà đi vay 5 triệu đồng, lãi "đẻ" tới mức người ta xuống nhà cầm guốc đánh chảy máu đầu đứa con đang suy thận mãn.
"Tôi nghe vậy liền tức tốc nhờ một cô làm bên ủy ban phường cùng đi ‘điều đình’ rồi gỡ nợ, cuối cùng đã lấy lại được sổ nhà cho họ, dứt điểm cả 2 khoản vay nóng bên ngoài. Cháu bé 3 tuổi tôi chở qua trường mẫu giáo của các sơ xin nuôi dạy miễn phí để bà yên tâm bán vé số kiếm tiền đóng viện phí cho con.
Nay thì ổn rồi, Minh mất sau khi nhà vừa được xây sửa lại khang trang hơn từ số tiền 15 triệu đồng ân nhân đóng góp để xây sửa nhà, phụ với 15 triệu chia làm 2 đợt của UBND phường 3. Cô con gái đã kiếm được việc làm hàng tháng gởi tiền cho mẹ nuôi cháu.
Nhớ lại những ngày quá khổ cực, mẹ con bà tới gởi 500.000 đồng để ‘chú Phúc’ giúp đỡ người khác. Đó cũng là di nguyện của Minh trước khi mất", Phúc kể về cái kết có hậu của gia đình được anh và các ân nhân giúp đỡ.
Những ngày này, Đà Lạt sáng nắng gắt chiều mưa dầm. Trước khi về, chúng tôi còn nghe chuyện anh Phúc cùng ông Trần Mạnh Thu - chủ tịch Hội Người khuyết tật tỉnh Lâm Đồng kiêm phó chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Đà Lạt - đang tìm cách "gỡ khổ" cho một gia đình có người bị tai nạn lao động tại huyện Lâm Hà.
"Tôi ấn tượng với anh Phúc trong lần giúp một người đồng bào gần đây. Anh nhiệt tình và phải nói là chỉ cho đi không hề đòi hỏi nhận lại gì. Tôi mong sẽ có nhiều người như anh tiếp nối công việc để giúp nhiều người bệnh nghèo hơn nữa vì nhiều năm công tác ở hội, tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp thương tâm.
Đó là những người đã nghèo, rất nghèo lại mắc bệnh nan y. Vì điều này, tôi càng trân trọng những gì mà anh Phúc đã âm thầm làm cho người bệnh nghèo trong nhiều năm qua", ông Thu nói.
Lại những bước đi nối dài…
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận