Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
12h trưa, bà Đặng Thị Bình (64 tuổi) lục tục lấy điện thoại ra gọi Thương. Bà nhẩm tính, 12h tan học Thương đạp xe ra bến xe buýt Thạch Bàn (Q.Long Biên, Hà Nội), đi chừng một giờ về đến bến xe buýt thị trấn Như Quỳnh (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), rồi con sẽ đạp xe về nhà.
Chờ mãi đến đầu giờ chiều vẫn chưa thấy Thương về, bà Bình sốt ruột gọi điện thoại lần nữa. Nếu là ngày trước, bà sẽ đạp xe đến nhà mấy đứa bạn của Thương hỏi thăm, nhưng nay con đã vào lớp 10, đi học xa gần chục cây số, sức khỏe yếu nên bà chỉ biết ngóng đợi.
Đến chiều, Thương mới lóc cóc đạp xe về căn nhà trọ của hai bà cháu ở thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm. Thương nói do mải dán vé xe buýt tháng nên lên nhầm tuyến buýt đi vòng vô nội đô Hà Nội rồi mới ngược về Hưng Yên.
Thấy Thương mồ hôi nhễ nhại, bà Bình xót, kêu con thay quần áo, rửa tay rồi uống hộp sữa cho lại sức. Vừa dặn dò Thương, bà vừa thủ thỉ với tôi: "Thương của bà đó, nó cao lắm, chắc cao hơn các cô rồi. Con cao 1m67, nặng 49kg".
Người đàn bà tóc đã điểm bạc tự hào "khoe" đứa con gái chính tay bà nuôi nấng, chăm bẵm suốt 15 năm qua. Bà đã sống 3/4 đời người, còn con mới bước vào độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời.
Đôi mắt nhòe lệ, gương mặt lộ những nếp nhăn nheo, vết đồi mồi minh chứng cho tuổi tác, bà Bình nhớ về quãng thời gian "từ bấy đến nay".
"Sổ tiêm phòng ghi mẹ con là Nguyễn Huyền Trang, con tên Hoàng Huyền Thương, từ Quảng Ninh chuyển đến. Cho đến giờ, tên tuổi con bà vẫn để nguyên như trong cuốn sổ tiêm phòng đó. Từ tờ giấy khai sinh, thủ tục nhận con nuôi, cuốn sổ hộ khẩu… bà cũng để vậy cho trọn vẹn. Bà mong, nhỡ đâu bố mẹ con xuất hiện và nhận ra con", bà kể về những ngày đầu nhận chăm sóc Huyền Thương.
Tuổi đã cao nhưng bà Bình nhớ rõ mồn một từng mốc thời gian quan trọng kể từ ngày "ông Trời" đưa Huyền Thương đến với bà.
Ngày 3-9-2003, Thương sinh ra ở xóm trọ. Đến ngày 8-1-2004, mẹ con bế sang gửi bà trông nom với số tiền 1 triệu đồng và hộp sữa. Ngày đó, Thương mới tròn 5 tháng tuổi, còn bà Bình bước sang tuổi ngũ tuần và nhận công việc trông trẻ ở quận Long Biên (Hà Nội).
"Tôi trông trẻ, có người gửi trẻ nên rất mừng. Lúc đó mẹ nó đi ôtô đen 4 chỗ vào cổng nhà, nói "cháu muốn gửi con cho bà nhưng muốn gửi cháu qua đêm". Sau ngày đầu tiên, mẹ nó sang hỏi "cháu có khóc không bà?".
Tôi nói: "Không, nó không khóc nhưng đêm lại dậy". Thế là mẹ nó gửi qua đêm, cách 2-3 ngày lại đến thăm con nhưng không đón về", bà Bình kể lại.
Nhưng đến ngày 22-2 (âm lịch) năm sau thì người mẹ bặt tin. Lúc đó Thương mới 17 tháng tuổi.
"Lúc đó tôi luôn mang trong mình tư tưởng "hay là mẹ nó đi làm hay buôn bán gì đó ở xa"… Không biết có bao nhiêu cái "hay là" trong đầu mình, nhưng không có cái câu "hay là nó bỏ con". Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đó vì không có người mẹ nào lại bỏ con", bà Thương nghẹn ngào khi nhớ về quãng thời gian khó khăn.
Đằng đẵng suốt 15 năm trời, bà Bình không dám chuyển đi đâu xa, một tay nuôi nấng đứa trẻ mà bà hứa trông nom.
Bà chọn ở lại căn nhà ở quận Long Biên nuôi hi vọng một ngày nào đó người mẹ sẽ tìm về với con. Ai mách tin người mẹ ở đâu, bà đều bồng bế Thương tìm đến, nhưng vô vọng…
3 tuổi, 4 tuổi rồi đến lúc Thương tròn 5 tuổi, mọi người trong xóm trọ khuyên bà cho cháu đi học mẫu giáo. Sáng - trưa - chiều bà đưa đón con đến trường. Ngày con tròn 6 tuổi đến tuổi đi học lớp 1, bà Bình mới giật mình hoảng hốt: "Chết rồi, làm sao học khi con không có giấy khai sinh!".
Những ngày đó, bà tất tả ngược xuôi xin giấy khai sinh cho Thương. Bà gõ cửa chính quyền xin giấy, hết cửa này đến cửa nọ, không được bà lại nhờ thông tin trên báo đài... Không ngày nào bà không khóc. Khóc từ cổng trường, khóc ở cổng phường, cổng quận khi nghĩ đến hoàn cảnh của đứa trẻ…
May mắn, rồi bà cũng "được" một cán bộ ở quận Long Biên hỏi: "Giờ bà cần gì nhất?".
Bà khóc: "Bác cho tôi 100 hay 500 đồng cũng quý, nhưng nếu bác cho tôi 1 tỉ đồng và một tờ giấy khai sinh thì tôi chỉ xin bác tờ giấy khai sinh thôi. Mẹ nó bỏ nó từ 17 tháng tuổi, ngày mẹ nó gửi có ai hỏi giấy khai sinh đâu. Giờ cháu đi học mà không có giấy khai sinh, tôi thương cháu lắm, tôi không cần tiền bằng tờ giấy khai sinh".
Lau nước mắt, bà Bình cười nhân hậu nhìn cô bé xinh đẹp đang ngồi cạnh mình thật thà kể.
Rồi bà cũng xin được tờ giấy cho con. Tờ giấy khai sinh để trống tên cha mẹ, chỉ có tên người đi khai sinh là món quà quý giá nhất mà bà dành cho Thương để con được đến trường như bao đứa trẻ khác.
"Kể từ đó, gia đình họ hàng nhà tôi xác định thêm một nhân khẩu. Nếu tôi mất đi mà Thương chưa trưởng thành, thì tất cả con cháu sẽ gom góp vào nuôi con thành người. Bà không bỏ Thương đi đâu nữa", đôi mắt người đàn bà đỏ hoe.
Chồng mất sớm, bà Bình bươn chải đủ nghề, một mình nuôi nấng hai đứa con gái lớn thành người. Năm 2002, bà cùng vợ chồng con gái đến khu vực quận Long Biên thuê trọ. Các con đi làm, gần 50 tuổi bà nhận trông nom những đứa trẻ cho "khỏi phiền đến các con" cho đến khi "gặp" Thương.
Tối đến bà đi từ đầu ngõ đến cuối ngõ nhặt nhạnh những vỏ chai nhựa, lon bia bán kiếm thêm dăm bảy chục ngàn. Cuối tuần thì nhận lau nhà thuê. Bà nói còn sức thì còn làm, nhỡ may ra ông trời đưa bà đi thì còn đó chút vốn liếng cho cái Thương. Thương sinh ra thiệt thòi như thế, bà sẽ gắng sức được đến lúc nào hay lúc đó.
Một tay bà nuôi nấng Thương, từ lúc con bi bô tập nói, lẫm chẫm bước đi rồi được đến trường như bao đứa trẻ khác.
Nay Hoàng Huyền Thương vừa bước sang lớp 10.
Mới 5 tháng trước bà còn chạy đôn chạy đáo lo cho con cuốn hộ khẩu. Cô giáo nói, nếu không có hộ khẩu thì con chỉ được học trường dân lập, mà bà làm gì có đủ tiền cho con học trường đó.
Lo xong hộ khẩu, nay bà lại gắng sức làm lụng để cho Thương đến trường, học thêm...
Đầu năm học, bà lấy ra 6 triệu đồng tiền dành dụm bấy lâu đóng tiền học phí, nộp quỹ lớp cho con. Bà nhẩm tính, mỗi tháng tiền ăn của con 600.000 đồng, tiền vé tháng xe buýt 100.000 đồng, tiền gửi xe đạp ở hai quận 80.000 đồng/tháng… Ngót nghét cũng gần 800.000 đồng/tháng.
"Bà nuôi con gian nan đến hôm nay, chỉ mong con lớn thành người. Bà chỉ mong mình khỏe mạnh, mỗi tháng kiếm 1 - 2 triệu đồng bà cháu lo cho nhau. Nay con học lớp 10, bà gắng cho con 3 năm nữa, khi đó bà chưa 70 tuổi.
Con học hết cấp 3 sẽ thi vào đại học, ra trường và đi làm, rồi lấy chồng đẻ con. Con của con sẽ gọi bà bằng cụ. Bà nuôi con từ bấy đến nay, có nhắm mắt cũng hạnh phúc", bà Bình hướng mắt về đứa trẻ như dặn dò.
Thương nói, mãi đến năm lớp 3 em mới biết chuyện bố mẹ bỏ rơi em. Lần đó, có một tờ báo đăng tin về tấm gương Hoàng Huyền Thương học giỏi, vượt lên số phận. Khi bạn lớp trưởng đọc bài báo đó cho cả lớp nghe Thương mới vỡ lẽ bố mẹ mình không đi làm ở nước ngoài như bà nói.
Suốt một tháng trời, đêm nào Thương cũng khóc, nhưng nghĩ đến bà Thương đứng dậy, càng chăm ngoan, học giỏi.
Không oán trách số phận, trái lại đứa trẻ vừa bước sang tuổi trăng tròn nói đời con may mắn vì có bà, gặp được bà là món quà quý giá nhất mà ông trời dành tặng cho con.
"Từ hồi còn bé tí không hiểu sao lúc nào em cũng sợ xa bà. Có hôm còn làm tấm thiệp tặng bà vì không muốn mất bà. Em sợ… Giờ nếu mẹ có quay về, em vẫn chọn ở với bà. Bà là mẹ, là cha, là người thân duy nhất của em", Thương nghẹn giọng khi nhắc đến bà.
Ngồi trước sân nhà, hai mái đầu - một đã ngả sang màu bạc, một mái đầu còn xanh - lần giở lại những tấm hình chụp chung. Thương mân mê tấm hình quý giá chụp hai bà cháu lúc sinh nhật em tròn 1 tuổi.
- "Bà ơi, sao ngày đó hai má con tròn xoe".
- "Ô, ngày đó còn nhỏ thì chả thế, con xem mắt y chang, mồm y chang".
Tấm hình đó chụp lúc mái tóc bà Bình còn đen nhánh. Bà nói bây giờ bà ngày một già đi, còn Thương thì lớn lên. Bà mong, nếu một ngày mẹ của Thương xuất hiện, dù không nuôi con nhưng cũng có trách nhiệm để cuộc đời con bớt khổ.
Tuổi bà đã già, không biết còn sống được bao lâu nữa, chỉ mong ông trời soi xét đến cho Thương một đời bình an…
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận