28/12/2024 14:06 GMT+7

Hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên Trái đất được bảo vệ ra sao?

Nếu các nỗ lực bảo vệ và nhân giống thất bại, thế giới sẽ mất mãi mãi loài tê giác trắng phương Bắc quý hiếm.

Hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên Trái đất được bảo vệ ra sao? - Ảnh 1.

Luôn có lực lượng vũ trang canh gác hai con tê giác phương Bắc Najin và Fatu - Ảnh: JUSTIN MOTT

Nhiều lớp bảo vệ nghiêm ngặt

Trong khu bảo tồn Ol Pejeta Conservancy tại Kenya, hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên thế giới đang sống những ngày cuối cùng dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt.

Najin và Fatu, cặp mẹ con tê giác cái, là hai con cuối cùng của phân loài tê giác trắng phương Bắc (Ceratotherium simum cottoni).

Theo tổ chức Ol Pejeta Conservancy, cả hai đã mất khả năng sinh sản tự nhiên do tuổi tác và sức khỏe.

Najin, sinh năm 1989 và hiện 35 tuổi, đã được loại khỏi các nỗ lực nhân giống do vấn đề xương khớp. Trong khi đó, Fatu, sinh năm 2000 và hiện 24 tuổi, khó có thể mang thai do thoái hóa tử cung.

Các chuyên gia tại Kenya vẫn đang cố gắng hỗ trợ quá trình thụ tinh nhân tạo cho Fatu, tận dụng mọi hy vọng còn sót lại.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 2.

Najin là tê giác mẹ, con lớn, còn Fatu là con nhỏ - Ảnh: JUSTIN MOTT

Cụ thể, tại Viện Leibniz về nghiên cứu động vật hoang dã và Sở thú Berlin, các nhà khoa học đang phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tạo ra phôi lai tạo từ tinh trùng đông lạnh và trứng lấy từ Najin và Fatu.

Phôi này sẽ được cấy ghép vào tê giác trắng phương Nam, phân loài gần gũi nhất. Quá trình này đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật, đạo đức và độ thành công, tuy nhiên vẫn là một hy vọng.

Cũng do mức độ quan trọng, hai con tê giác được giám sát liên tục 24/7 bởi đội ngũ bảo vệ vũ trang của Kenya.

Những nhân viên bảo vệ này được trang bị đầy đủ vũ khí và công nghệ hiện đại như thiết bị định vị GPS và máy bay không người lái (drone) để giám sát từ xa. Mục tiêu là ngăn chặn mọi hành vi săn trộm, vốn là mối đe dọa chính khiến phân loài này suy giảm nghiêm trọng.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 3.

Lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ hai con tê giác khỏi những kẻ săn trộm - Ảnh: JUSTIN MOTT

Khu vực sinh sống của chúng trong khu bảo tồn được quản lý chặt chẽ và giới hạn tiếp cận. Khách tham quan không được tiếp xúc gần, và chỉ có các chuyên gia và nhân viên bảo tồn mới được phép tiếp cận trực tiếp hai con tê giác này để thực hiện các hoạt động theo dõi sức khỏe hoặc hỗ trợ sinh sản nhân tạo.

Tất cả những biện pháp này nhằm đảm bảo rằng Najin và Fatu được sống trong môi trường an toàn nhất có thể, đồng thời hỗ trợ các chương trình nghiên cứu và bảo tồn lâu dài, bao gồm cả nỗ lực sử dụng công nghệ sinh sản để phục hồi phân loài này.

Vì sao tê giác trắng phương Bắc quý hiếm?

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 4.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 4.
Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 5.

Những người chăm sóc cho Najin và Fatu - Ảnh: JUSTIN MOTT

Theo Tổ chức Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), nhu cầu sử dụng sừng tê giác trong y học cổ truyền và làm trang sức đã khiến loài này trở thành mục tiêu săn trộm.

Tê giác trắng phương Bắc (Ceratotherium simum cottoni) là một phân loài quý hiếm với nhiều đặc điểm độc đáo, khiến chúng trở thành biểu tượng quan trọng trong công cuộc bảo tồn động vật hoang dã.

Đây là một trong những loài động vật có vú lớn nhất trên cạn, chỉ đứng sau voi, với chiều dài cơ thể lên đến 4m và trọng lượng có thể đạt 2.300kg.

Đặc trưng nổi bật của loài này là hai chiếc sừng, trong đó sừng trước có thể dài tới 1,5m. Những chiếc sừng này không chỉ là vũ khí tự vệ mà còn là nguyên nhân chính khiến chúng bị săn trộm, do nhu cầu sử dụng trong y học cổ truyền và làm vật trang trí.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 6.

Sừng của tê giác trắng phương Bắc thường thu hút những kẻ săn trộm - Ảnh: JUSTIN MOTT

Loài tê giác này từng sống ở các đồng cỏ và vùng cây bụi của Trung và Đông Phi, nơi chúng thích nghi tốt với môi trường nhờ cấu tạo mõm rộng và phẳng, giúp chúng dễ dàng ăn cỏ ngắn.

Với bản tính điềm tĩnh và hiền lành, chúng ít hung hăng hơn so với các loài tê giác khác.

Ngoài ra, tê giác trắng phương Bắc sở hữu nguồn gene độc đáo, khác biệt so với tê giác trắng phương Nam, góp phần quan trọng vào sự đa dạng sinh học toàn cầu.

Trong hệ sinh thái, chúng đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát sự phát triển của thảm thực vật, từ đó duy trì sự cân bằng cho các đồng cỏ và loài động vật khác.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 7.

Dù khả năng bảo tồn loài tê giác trắng phương Bắc này hiện không nhiều nhưng vẫn còn những tia hy vọng cuối cùng - Ảnh: JUSTIN MOTT

Những đặc điểm này không chỉ khiến tê giác trắng phương Bắc trở nên đặc biệt mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn loài trước nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn, bởi sự mất mát của chúng sẽ là một thiệt hại lớn đối với thiên nhiên và hệ sinh thái.

Tuổi thọ trung bình của tê giác trắng phương Bắc trong tự nhiên thường dao động từ 35 đến 40 năm. Khi được chăm sóc trong môi trường nuôi nhốt với điều kiện y tế và dinh dưỡng tốt, chúng có thể sống lâu hơn, đạt tới khoảng 45 năm.

Lực lượng vũ trang giăng 'thiên la địa võng' bảo vệ hai con tê giác cuối cùng - Ảnh 9.Nam Phi thử nghiệm công nghệ hạt nhân ngăn chặn nạn săn trộm tê giác

Các nhà nghiên cứu Nam Phi đưa đồng vị phóng xạ số lượng nhỏ vào sừng tê giác để có thể phát hiện được bằng các máy giám sát phóng xạ tại biên giới, cảng biển, cửa khẩu và sân bay.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên