Thứ 7, ngày 21 tháng 5 năm 2022
Người mẹ trong đạo Mẫu là người mẹ đa văn hóa
TTO - "Mừng quá. Tôi đã “chiến đấu” vì đạo Mẫu từ rất lâu rồi", Giáo sư Ngô Đức Thịnh đã thốt lên khi nghe tin tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...
![]() |
Biểu diễn Hầu đồng - Ảnh: NGUYỄN Á |
Khi biết tin tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Tuổi Trẻ ngày 2-12), - nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa VN, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng VN - đã thốt lên: “Mừng quá. Tôi đã “chiến đấu” vì đạo Mẫu từ rất lâu rồi”.
Trước sự mơ hồ cả hoài nghi của một số người về đạo Mẫu, ông chia sẻ: “Giá trị bao trùm của tín ngưỡng thờ Mẫu là sản sinh ra một quan niệm về người mẹ tự nhiên. Người mẹ ở đây là môi trường xung quanh chúng ta. Nếu khai thác được điều này thì sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đó là quan niệm sâu sắc của người Việt.
Trong đạo Mẫu có khoảng 50 vị thần, phần lớn đều là những nhân vật lịch sử và những nhân vật huyền thoại gắn với lịch sử, có công với dân với nước.
Nên thờ cúng đạo Mẫu chính là thờ cúng những người có công với dân với nước và chứa đựng chủ nghĩa yêu nước. Người dân thông qua những nghi lễ đạo Mẫu đã tái hiện hình ảnh những người có công với dân với nước.
Diện mạo thứ ba trong đạo Mẫu là trong mấy chục vị thần của đạo Mẫu có hàng chục vị thần là người dân tộc thiểu số gắn với môi trường xã hội, môi trường nhân văn nên khi hầu đồng sẽ mang theo toàn bộ văn hóa của dân tộc vào trong nghi lễ.
Vì thế có thể gọi người mẹ trong đạo Mẫu là người mẹ đa văn hóa.
Bên cạnh những giá trị đó, cũng có những khía cạnh về đạo Mẫu khiến tôi lo lắng. Như việc nhiều người lợi dụng tín ngưỡng đạo Mẫu để trục lợi về kinh tế. Vì vậy bên cạnh việc tôn vinh di sản này thì mỗi người dân cũng như cơ quan quản lý cần phải có cách nào đó để hạn chế những mặt tiêu cực”.
-
TTO - Bà Trần Anh Đào, phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), được giao phụ trách ban điều hành HoSE từ 20-5, thay ông Lê Hải Trà bị buộc thôi việc.
-
TTO - Năm 2003, Trần Tuấn Quỳnh mang về HCV bóng bàn đơn nam trong kỳ SEA Games diễn ra trên sân nhà. Và tận 19 năm sau, bóng bàn Việt Nam mới xuất hiện một tay vợt kế thừa chiếc HCV lịch sử đó.
-
TTO - Tối 20-5, rất đông người hâm mộ đã đổ về SVĐ Cẩm Phả (Quảng Ninh) sẵn sàng xếp hàng xuyên đêm chờ đến giờ phát vé trận chung kết bóng đá nữ Việt Nam - Thái Lan sáng 21-5.
-
TTO - Chân gà, vịt lộn, tiết canh, đuông dừa, sứa đỏ… là những món đã quá quen thuộc với người Việt, thế nhưng trong mắt người nước ngoài thì như thế nào?
-
TTO - Đặt chỉ tiêu 140 HCV tại SEA Games 31 nhưng tính đến hết ngày 20-5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành đến 164 HCV, vượt chỉ tiêu 24 HCV.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận