20/07/2019 12:02 GMT+7

Giữa rừng xe máy có một bà già đạp xe cọc cạch...

VÕ THỊ PHƯỚC
VÕ THỊ PHƯỚC

TTO - Giữa một rừng xe máy có một bà già đi xe đạp cọc cạch giữa phố phường đông đúc. Bà già đó là tôi vẫn ngoan cố không chịu lên đời xe máy, vẫn đi 'xế điếc' mấy chục năm nay.

Giữa rừng xe máy có một bà già đạp xe cọc cạch... - Ảnh 1.

Nhà tôi ở quận Bình Thạnh, tôi đi trung tâm Sài Gòn, đi đến Đầm Sen, đi qua Thảo Điền... không một chút ngại ngần.

Những người bạn đồng trang lứa với tôi người thì bụng bự như mang bầu sắp đẻ, người thì trên 70kg, mặc đồ chật ních, tướng đi nặng nề vì không đủ can đảm đi xe đạp. Đi một đoạn đường ngắn cũng tót lên xe máy. 

Thời buổi hiện đại, siêu tốc mà đi xe đạp thật là lạc hậu cổ lỗ sĩ. Tôi vẫn an nhiên cùng chiếc xe đạp thân quen của mình, mỗi ngày đi khắp nơi cần đến trong thành phố. Còn có việc đi xa tôi chọn xe buýt, xe ôm, xe đò, dù có hơi mất công một tí nhưng vẫn đến nơi.

Khi tôi lên tới được phòng khám, lầu 2 của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, mồ hôi nhễ nhại nhưng không sao, coi như đó là tập thể dục. Tôi rất bận rộn, chỉ có đi xe đạp là niềm vui mà không phải ai cũng làm được. 

Dù đã ở tuổi U60 nhưng tôi vẫn gọn gàng, nhanh nhẹn, linh hoạt bởi nhờ xe đạp. Ngoài ra, đi xe đạp có rất nhiều cái lợi. Đầu tiên là không tốn tiền đổ xăng, thứ hai là không gây ô nhiễm môi trường, thứ ba là rèn luyện sức khỏe...

Nhưng buồn là bị phân biệt đối xử khi tôi đi xe đạp qua việc người ta không nhận giữ xe đạp, không sửa xe đạp. Có lần xe hư, tôi phải dắt bộ quãng đường dài, chỉ nhận được những cái lắc đầu khi tôi năn nỉ nơi sửa xe máy chữa giùm tôi xe bị đứt thắng. 

Thật may là vẫn còn hai chỗ nhận sửa xe đạp, đó là tiệm sửa xe ở ngã năm Bình Hòa và tiệm sửa xe ở gần nhà tôi.

Đi họp mặt chỉ thấy chiếc xe đạp của tôi đứng chơ vơ giữa đám xe máy, cũng chẳng có hề chi khi bạn bè thân yêu vẫn trân trọng những giá trị đích thực của con người mình.

Tôi vẫn tự tin ngẩng cao đầu trong mắt mọi người. Đi bất cứ đâu trong khả năng có thể tôi vẫn chọn đi xe đạp.

Trên đường phố, chuyện phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu, chạy xe bất chấp như chốn không người nên mỗi ngày ra đường tôi đều cầu nguyện bình an. Nhưng dù thế nào đi nữa thì xe đạp vẫn luôn là người bạn đồng hành của tôi mọi lúc, mọi nơi.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi"Khỏe cho mình - Khỏe cho gia đình"

Bài viết bằng chữ tiếng Việt, độ dài tối đa 1.000 chữ, kể lại những câu chuyện có thật, có bài học sâu sắc, có tính lan tỏa tích cực đến cộng đồng. Cuộc thi kết thúc và trao thưởng trong tháng 9-2019.

Các giải thưởng giá trị bao gồm: giải nhất 20 triệu đồng, giải nhì 10 triệu đồng, 2 giải ba mỗi giải 5 triệu đồng và 10 giải khuyến khích mỗi giải 1 triệu đồng.

Cuối mỗi bài viết vui lòng ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ.

Bài thi gửi về: báo Tuổi Trẻ, số 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam hoặc email: khoechominh@tuoitre.com.vnBài dự thi (cùng ảnh hoặc clip nếu có) gửi qua email vui lòng ghi: bài dự thi "Khỏe cho mình - Khỏe cho gia đình".


Chạy ấm vào thân Chạy ấm vào thân

TTO - Mặc dù tôi đến với 'món' chạy bộ khi đã bước sang tuổi trung niên và khởi đầu khá chật vật nhưng sau gần 4 năm, nay nó đã trở thành… món chính trong thực đơn hằng ngày của tôi.

Giữa rừng xe máy có một bà già đạp xe cọc cạch... - Ảnh 4.

VÕ THỊ PHƯỚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên