Chủ nhật, ngày 17 tháng 1 năm 2021
Giáo dục học sinh khuyết tật: Thiếu giáo viên, kinh phí, chuyên môn
TT - Đây là nhận định được Bộ GD-ĐT thừa nhận tại hội thảo 20 năm giáo dục học sinh khuyết tật, tổ chức vào ngày 15-12.
Theo Bộ GD-ĐT, so với 20 năm trước, số trẻ khuyết tật được học hòa nhập tăng 10 lần. Nhưng theo kết quả nghiên cứu về sự sẵn sàng cho giáo dục khuyết tật tại 8 tỉnh thành của Việt Nam (An Giang, Kon Tum, Ninh Thuận, TP.HCM, Lào Cai, Gia Lai, Đồng Tháp, Điện Biên) do Bộ GD-ĐT, ĐH Toronto, Đại sứ quán Úc và Unicef tổ chức công bố tại hội thảo, mới chỉ có 30% các trường được khảo sát cho biết đã làm tròn trách nhiệm liên quan đến trẻ khuyết tật theo văn bản pháp quy của Việt Nam.
Rào cản lớn nhất trong việc giáo dục học sinh khuyết tật là thiếu kinh phí. 86% trong số các trường tham gia khảo sát cho biết: họ không có bất kỳ khoản ngân sách nào phân bổ cho việc giáo dục trẻ khuyết tật.
Do đó, kết quả khảo sát trên cho thấy chỉ có 6% số trường nỗ lực hết sức để nhận tất cả trẻ khuyết tật vào trường. Phần lớn trường ở những nơi khác đều trong tình trạng lúng túng, không sẵn sàng, hoặc nhận học sinh khuyết tật nhưng không có sự chuẩn bị cần thiết để giáo dục phù hợp.
Ngoài ra “tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ khuyết tật vẫn tồn tại trong ngành giáo dục”, nhóm khảo sát trên cho biết.
Một khó khăn nữa là giáo viên không được đào tạo hoặc tập huấn về việc giáo dục trẻ khuyết tật. Kết quả khảo sát cho thấy có 65% giáo viên không được tiếp cận chương trình tập huấn về giáo dục hòa nhập, 73% không nhận được sự trợ giúp từ các trung tâm hoặc các mạng lưới giáo dục hòa nhập, để giúp họ nâng cao chuyên môn và kỹ năng.
Đặc biệt, chương trình tập huấn rất hạn chế cho các giáo viên THCS. Ngược lại, cán bộ quản lý lại được tham dự nhiều đợt tập huấn hòa nhập.
Với mục tiêu đảm bảo đến năm 2020 có 75% người khuyết tật được học hòa nhập, Bộ GD-ĐT đã đưa ra một số giải pháp cơ bản. Theo PGS.TS Phạm Minh Mục - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, giải pháp đầu tiên cần quan tâm là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục trẻ khuyết tật từ trung ương đến địa phương đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng.
Cùng với đó là việc phát triển hệ thống hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật, đảm bảo sử dụng kinh phí của Nhà nước và tài trợ cho việc thực hiện các mục tiêu chung, cụ thể trong giáo dục trẻ khuyết tật; triển khai chương trình hành động, thực hiện các giải pháp kỹ thuật đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trẻ khuyết tật...
-
TTO - Hội nghị Trung ương 15 đã bế mạc sáng 17-1, sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ, trách nhiệm cao, với bầu không khí phấn khởi, tin tưởng.
-
TTO - Phó tổng thống Mike Pence thúc giục chính quyền ông Biden 'đứng lên chống lại sự hung hăng của Trung Quốc' khi ông cho rằng Bắc Kinh đang quyết tâm bành trướng ảnh hưởng ra khắp châu Á - Thái Bình Dương.
-
TTO - Đại sứ Daniel Kritenbrink được gọi là đại sứ của những "lần đầu tiên", như lần đầu tiên viếng nghĩa trang Trường Sơn hay thăm cầu Hàm Rồng. Trong nhiệm kỳ của ông, hai tàu sân bay Mỹ đã đến thăm Việt Nam.
-
TTO - Ít nhất 29 người đã chết sau khi tiêm mũi vắcxin (vaccine) COVID-19 đầu tiên tại Na Uy. Nhà chức trách cảnh báo vắc xin (vaccine) nguy hiểm cho người già, yếu, có bệnh nan y.
-
TTO - Son 'hàng hiệu' giá triệu đồng nhưng được làm bằng đất sét, mặt nạ dưỡng da công nghệ Hàn Quốc giá đến 400.000 đồng/miếng không khác sản phẩm được bán vài chục ngàn đồng trong siêu thị.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận