19/05/2014 06:40 GMT+7

Giải tỏa gánh nặng béo phì ở học sinh

MỸ DUNG
MỸ DUNG

TT - Tại hội nghị Triển khai dự án bữa ăn học đường do Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, Viện Dinh dưỡng quốc gia và Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp thực hiện tại TP Đà Nẵng vừa diễn ra trong tuần qua, nhiều đại biểu ngành y tế, giáo dục... đã đưa ra những con số đáng lo về thực trạng sức khỏe và dinh dưỡng ở học sinh tiểu học.

Trẻ béo phì tăng nhanhBáo động trẻ béo phì ở 5 thành phố lớn Chế độ ăn kiêng cho trẻ béo phì

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học TP Hà Nội đã tăng lên nhanh chóng, từ 7,9% năm 2003 lên 40,7% trong năm 2011.

Hơn 40% học sinh tiểu học thừa cân, béo phì

Đà Nẵng “áp” thực đơn chuẩn cho học sinh tiểu học

TS Huỳnh Thị Tam Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, cho biết Đà Nẵng đã triển khai bữa ăn học đường cho trẻ tiểu học và mầm non với bộ thực đơn chuẩn gồm 120 món ăn, 40 ngày không lặp lại đến 82 trường tiểu học có bán trú trên địa bàn TP. Để thực đơn đa dạng, mỗi bữa ăn gồm trên 10 loại thực phẩm. Theo đó, mỗi bữa ăn bán trú của học sinh sẽ có hai loại thực phẩm cung cấp chất đạm, 5-7 loại rau. Thực đơn cũng quan tâm đến việc giảm hàm lượng muối (vì miền Trung thường ăn mặn hơn so với các vùng miền khác).

Thậm chí, tại một số quận nội thành của Hà Nội, tỉ lệ học sinh tiểu học thừa cân, béo phì đã lên đến 55%. Tình hình này không khá hơn tại TP.HCM. Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, tỉ lệ học sinh tiểu học thừa cân, béo phì tại TP.HCM tăng từ 9,4% năm 2003 lên 43% vào năm 2011. Tại Đà Nẵng, một khảo sát nhỏ của Viện Dinh dưỡng quốc gia mới đây cho thấy hơn 55% học sinh của Trường tiểu học Trần Văn Ơn (Q.Hải Châu, Đà Nẵng) và 37,3% học sinh của Trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh bị thừa cân, béo phì.

Nhưng một thực tế khác đáng lưu tâm là tại một số tỉnh thành của ba miền Bắc, Trung, Nam có tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở học sinh tiểu học như thiếu máu, thiếu vitamin A, vitamin D...

Cần một bữa ăn học đường đúng chuẩn

Việt Nam đang chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng, bên cạnh suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi ở nông thôn thì có sự gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại các thành phố lớn. Trước thực trạng này, TS-BS Bùi Thị Nhung, phụ trách khoa dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyến cáo một chương trình bữa ăn học đường hợp lý, khoa học cần được áp dụng ở các trường tiểu học bán trú. Chương trình bữa ăn học đường là một trong những mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2011-2020 và đề án Tổng thể nâng cao thể lực tầm vóc người VN năm 2013-2030.

Theo TS.BS Bùi Thị Nhung, nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy nguyên nhân thừa cân, béo phì gia tăng ở học sinh là do chế độ ăn giàu năng lượng, chất đạm, ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn, ít hoạt động thể lực. Một nguyên nhân “truyền thống” là do ông bà, cha mẹ thích trẻ bụ bẫm, mũm mĩm. Chính vì thế, cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em.

Một số nước đã triển khai thành công chương trình bữa ăn học đường và giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em học sinh như Mỹ, Nhật, Anh... Cũng theo TS-BS Bùi Thị Nhung, khuyến nghị bữa ăn học đường là điều nên làm. Tại Mỹ, khuyến nghị mức ăn sáng là 1/3 nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng trong ngày, bữa trưa cũng chiếm 1/3 nhu cầu; tại Anh, bữa trưa chiếm 30% tổng năng lượng.

MỸ DUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên