10/06/2014 14:38 GMT+7

Giải quyết khó khăn cho ngư dân

QUỐC THANH
QUỐC THANH

TTO - Đó là yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Chính phủ, các cơ quan hữu quan nhân báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại phiên chất vấn chiều 10-6.

Qn3RtE3Y.jpgPhóng to
Tàu của ngư dân tại vùng biển Hoàng Sa - Ảnh: Trần Mạnh

Trung Quốc hung hăng, ngư dân vẫn bám biểnHoàng Sa là nhà, ngư dân quyết bám tới cùngCần hỗ trợ thiết thực ngư dân đánh bắt xa bờ

Báo cáo do trưởng Ban dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày cho biết việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của ngư dân, trên cơ sở kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của ngư dân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu (tháng 10-2013), trong đó nêu rõ các kiến nghị cụ thể về lĩnh vực này. Chính phủ đã và đang tiếp thu, ban hành nhiều chính sách, trong đó có việc hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch; chuẩn bị trình Quốc hội quyết định ngay trong kỳ họp này việc dành khoản ngân sách 16 nghìn tỉ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ; đóng tàu, trang thiết bị cho cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư; bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi để ngư dân đóng mới tàu thuyền công suất lớn, trang thiết bị hiện đại với lãi suất thấp, thời hạn vay 10 năm. Theo đó, đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới được vay tối đa 90% tổng số vốn, đóng tàu vỏ gỗ với mức cho vay 70%.

Ngư dân sử dụng tàu khai thác hải sản được cấp vốn lưu động tối thiểu 200 triệu đồng/năm và 500 triệu đồng/năm đối với tàu dịch vụ hậu cần đánh bắt xa bờ. Gần đây, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã công bố gói tín dụng 3.000 tỉ đồng cho ngư dân vay đóng tàu công suất lớn và mua sắm trang thiết bị phục vụ khai thác hải sản vùng biển xa với lãi suất ưu đãi...

Về quản lý, kinh doanh xăng dầu, trình bày của ông Hiền nhấn mạnh: Chính phủ đã quy định và thực hiện nguyên tắc “Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước”; liên bộ Tài chính, Công thương đã liên tục theo dõi, bám sát giá thị trường thế giới và chỉ đạo, kiểm tra sát sao việc tăng, giảm giá xăng dầu, nhằm kiềm chế tăng giá bất thường để bình ổn giá, góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn thực hiện theo quy định tại nghị định số 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được ban hành từ năm 2009. Trong khi đó, theo quy định của Luật giá có hiệu lực từ ngày 1-1-2013 thì việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá được giao Chính phủ quy định chi tiết nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nghị định 84, bảo đảm phù hợp với Luật giá để khắc phục những tồn tại, bất cập trong thực tế.

QUỐC THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên