14/02/2025 07:32 GMT+7

Giải mã hành vi nhảy lên không của cá mập

Một nghiên cứu mới đây đã hé mở lý do đằng sau những cú nhảy lên không trung đầy mạnh mẽ của cá mập.

Cá mập chịu tốn hao rất nhiều năng lượng để 'khinh công', vì sao? - Ảnh 1.

Khả năng 'khinh công' bất ngờ của cá mập - Ảnh: IHEART

Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học California, Davis (Mỹ) và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), những loài cá mập săn mồi có tốc độ cao như cá mập vây đen và cá mập xanh thường có hành vi nhảy lên không trung mà nhiều người gọi vui là "khinh công".

Chẳng hạn cá mập trắng được quan sát thấy nhảy khỏi mặt nước khi săn hải cẩu ngoài khơi Nam Phi và quần đảo Farallon ở California. Ngay cả cá mập "phơi nắng" - một loài cá mập ăn lọc chỉ hấp thụ sinh vật phù du - cũng biết "khinh công".

Tuy nhiên, "khinh công" tiêu tốn một lượng năng lượng đáng kể của cá mập, nhất là với những con cá mập "phơi nắng" có thể dài tới 12 mét và nặng 4,5 tấn. Vậy vì sao chúng phải nhảy lên không trung?

Để tìm câu trả lời, nhóm nghiên cứu đã quan sát hành vi nhảy lên không trung của nhiều loài khác nhau, bao gồm cá mập bò ở Florida, cá mập phơi nắng ở Ireland, cá mập trắng ở Nam Phi và California cùng cá đuối manta ở Maldives.

Cá mập chịu tốn hao rất nhiều năng lượng để 'khinh công', vì sao? - Ảnh 2.

Những loài cá mập có trọng lượng lớn vẫn rất 'chịu khó' thực hiện những cú nhảy khỏi mặt nước - Ảnh: WIRED

Nhóm đã tổng hợp dữ liệu từ các nghiên cứu khoa học trước đó, phân tích video ghi lại hành vi bật nhảy của cá mập cũng như xem xét các dữ liệu thu thập từ thiết bị gắn trên cơ thể chúng.

Họ cũng sử dụng ảnh kỹ thuật số và hình ảnh từ máy bay không người lái dưới nước và trên không để quan sát hành vi này trong tự nhiên.

Kết quả ghi nhận có nhiều lý do khiến những con cá nhảy lên không, theo Earth Sky. Phổ biến nhất là để loại bỏ ký sinh trùng bám trên cơ thể.

Chẳng hạn, cá mập "phơi nắng" thường bị ký sinh trùng như cá ép và cá mút đá bám vào. Các vết thương mới trên cơ thể cá mập "phơi nắng" có hình dạng và kích thước tương đồng với miệng cá mút đá, cho thấy cú nhảy có thể đã giúp chúng loại bỏ ký sinh trùng.

cá mập chịu tốn hao rất nhiều năng lượng để 'khinh công', vì sao? - Ảnh 3.

Khoảnh khắc đẹp một con cá mập bay khỏi mặt nước - Ảnh: JORDAN ANAST

Ngoài ra, một số loài cá mập nhảy khỏi mặt nước để giao tiếp. Ví dụ, cá mập trắng gần quần đảo Farallon có thể thực hiện hành vi này để cảnh báo những con cá mập khác không đến gần xác hải cẩu mà chúng đang ăn.

Trong khi đó, các nhóm cá đuối manta và cá đuối quỷ thường nhảy khỏi mặt nước khi đang bơi giữa những cụm sinh vật phù du dày đặc. Các nhà khoa học suy đoán rằng hành vi này có thể giúp chúng làm choáng sinh vật phù du, giúp việc thu thập thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

Một giả thuyết khác cho rằng việc bật nhảy giúp làm sạch bộ lọc thức ăn trong mang của chúng.

Cá mập chịu tốn hao rất nhiều năng lượng để 'khinh công', vì sao? - Ảnh 4.Phát hiện hóa thạch tổ tiên 9 triệu năm tuổi của cá mập trắng lớn

Các nhà cổ sinh vật học ở Peru vừa công bố hóa thạch 9 triệu năm tuổi của một loài cá mập có họ hàng với cá mập trắng lớn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên