26/10/2018 08:50 GMT+7

'Giải cứu nông sản vẫn là câu chuyện đáng buồn'

Nhóm PV
Nhóm PV

TTO - Phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội bắt đầu sáng nay (26-10), các đại biểu Quốc hội bày tỏ những trăn trở đối với các vấn đề xã hội bức xúc.

Giải cứu nông sản vẫn là câu chuyện đáng buồn - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) - Ảnh: Quochoi.vn

Thi 2 trong 1 tiêu cực động trời

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) bày tỏ nỗi lo lắng trước việc các dự án đầu tư công liên tục phát sinh tình trạng đội vốn, lãng phí, gia hạn thời gian hoàn thành.

"Cụ thể, thời gian qua các dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư điều phối nảy sinh rất nhiều câu chuyện khó hiểu. Đó là dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mới làm đã hỏng, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội và Bến Thành - Suối Tiên ở TP.HCM đều kéo dài. Cứ tình trạng điều chỉnh tăng thêm, kéo dài thế này thì người dân sốt ruột, thất thoát", ông Cầu chỉ ra.

"Chúng ta đang đứng trước nhiều thuận lợi rất lớn nhưng thách thức còn vô vàn. Du thu ngân sách năm nay ước có tăng 3% nhưng nhiều đầu tàu kinh tế như Hà Nội, TP.HCM hụt thu liên tục. Tình trạng thất thoát đầu tư, trong đó các dự án đầu tư theo hình thức BT, gây ra mối lo ngại đặc biệt".

Đại biểu Nghệ An cũng đề cập đến kỳ thi 2 trong 1 quốc gia còn "quá nhiều lỗ hổng".

Năm 2017 đề thi quá dễ thì có câu chuyện bùng nổ điểm 10, có em 30 điểm mà vẫn trượt nguyện vọng 1. Tới năm 2018 thì đề quá khó, điểm thấp và nhất là xảy ra chuyện tiêu cực động trời ở một số địa phương".

Giải cứu nông sản vẫn là câu chuyện đáng buồn - Ảnh 2.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) - Ảnh: Quochoi.vn

Chưa tinh giản được cán bộ trình độ, đạo đức kém

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) thì phân tích về chuyện tinh giản biên chế - vẫn chưa tinh giản được những người mà trình độ, năng lực không đáp ứng được yêu cầu công việc.

"Đã đến lúc phải nhận thức rõ tiền thuế nhân dân không thể chịu nổi khi chi thường xuyên tới 60%. Nhìn quanh các nước thì bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn, dân số lớn hơn nhưng bộ máy lại rất gọn", ông Hạ nói.

Từ thực tế kinh nghiệm trong nước và thực tiễn, ông Hạ đề nghị cần xem xét giải pháp sáp nhập địa giới hành chính tỉnh, thành phố, tổ chức lại bộ máy để từ đó tinh giản biên chế hiệu quả hơn.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) thì nêu điển hình chuyện tinh gọn bộ máy, sáp nhập tổ chức bộ máy ở Bộ Công an, Bộ Tài chính, và đề xuất "phong tặng danh hiệu anh hùng cho lĩnh vực này khi có tổng kết, đánh giá lại".

Giải cứu nông sản vẫn là câu chuyện đáng buồn - Ảnh 3.

Đại biểu Mai Sĩ Diến (Thanh Hoá) - Ảnh: Quochoi.vn

Tạo điều kiện cho người có năng lực mở rộng hạn điền

Đại biểu Mai Sĩ Diến (Thanh Hoá) thì lưu ý việc hiện cả nước có hơn 10.000 hợp tác xã nông nghiệp nhưng chỉ có hơn 3.000 hoạt động hiệu quả, đây là con số không vui. Chính vì vậy, mục tiêu có 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020 khó mà thành hiện thực.

Ông Diến đề nghị Chính phủ, Quốc hội có giải pháp thực chất, mạnh mẽ, với nhiều ưu đãi thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, biến mục tiêu tốt đẹp thành hiện thực, giúp nâng cao đời sống, không phải lo giải cứu nông sản cho nông dân.

Ông Diến đề nghị sửa đổi chính sách, pháp luật theo hướng người nào có sử dụng đất có hiệu quả thì giao cho người đó sử dụng, không phân biệt người đó ở địa phương hay ngoài địa phương. 

"Cho phép người có đất được góp đất dưới hình thức cổ phần, mở rộng hạn điền để những người có năng lực, tổ chức làm ăn tốt, có điều kiện phát triển làm ăn lớn", ông Diến nói.

Giải cứu nông sản vẫn là câu chuyện đáng buồn - Ảnh 4.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hoà) - Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hoà) cho rằng hiện nay lĩnh vực đầu tư công đang quản lý chưa chặt đã gây ra tình trạng thất thoát, chất lượng kém, lãng phí tại nhiều dự án gây bức xúc dư luận. 

"Trong lĩnh vực nông nghiệp thì tình trạng được mùa mất giá tái diễn, giải cứu nông sản vẫn là câu chuyện đáng buồn hàng năm. Hiệu quả sắp xếp bộ máy đã bước đầu phát huy hiệu quả nhưng việc sắp xếp các tổ chức bộ máy tổ chức xã hội còn nhiều bất cập", bà Thu nói.

Liệu ta có đuổi kịp cách mạng 4.0?

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) dẫn đề: Với những dự báo như đến năm 2025 có 10% dân số mặc quần áo có kết nối internet, chiếc ôtô đầu tiên sản xuất dựa trên công nghệ in 3D, điện thoại di động được cấy ghép trên cơ thể người, cỗ máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên có mặt trong hội đồng quản trị doanh nghiệp…

"Liệu những thành tựu nào hay ít nhất một phần thành tựu trong số đó sẽ được sản xuất, có mặt tại Việt Nam?", ông Nhân đặt câu hỏi.

"Thời cơ và thuận lợi trong kỷ nguyên số song hành với mỗi quốc gia, có nhiều nước đã chuẩn bị mọi thứ từ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chưa ló rạng. Chúng ta liệu có đuổi kịp không? Liệu câu trả lời có nằm trong Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) lần này?"

Góp ý với các tư lệnh ngành hậu lấy phiếu tín nhiệm Góp ý với các tư lệnh ngành hậu lấy phiếu tín nhiệm

TTO - "Người nào chưa làm tốt thì số phiếu tín nhiệm thấp quá nhiều sẽ là lời cảnh báo để họ nhìn nhận, tự điều chỉnh mình, đưa ra các hướng khắc phục để làm việc cho tốt hơn".

Nhóm PV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên