Câu hỏi này được các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Sydney (Úc) trả lời thông qua nghiên cứu vừa được công bố.
Trong nghiên cứu này, họ nhận thấy khi ruồi giấm được cho chế độ ăn với một lượng lớn chất tạo ngọt sucralose trong 5 ngày, sau đó cho ăn lại chế độ bình thường thì những con ruồi này ăn nhiều hơn trước với mức calo cung cấp cao hơn khoảng 30%.
Khi phân tích sâu hơn, họ phát hiện các loại đường này kích thích sự thèm ăn thông qua việc kích hoạt một mạng lưới thần kinh phức tạp từ sự thiếu năng lượng cung cấp.
Thử nghiệm tương tự trên chuột để đánh giá xem loài động vật có vú sẽ có những phản ứng như thế nào cũng cho thấy một cơ chế tương tự như ở ruồi giấm.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này giúp họ củng cố thêm nhận định khi cho rằng các loại đường nhân tạo trong thực phẩm và thức uống có thể không “trơ” mà có thể làm động vật thay đổi cách cảm nhận được vị ngọt trong tình trạng thiếu năng lượng, do đó đã thúc đẩy cơ thể gia tăng nhu cầu ăn nhiều hơn để bù lại lượng calo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận