Phóng to |
Phóng viên tác nghiệp tại Tòa án nhân dân TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng |
Trong giai đoạn hiện nay, báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, trở thành tiếng nói của nhân dân, đứng về phía nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân và giữ gìn uy tín, nâng cao vai trò của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh đầy cam go và quyết liệt này.
Do đó, Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để các nhà báo thực hiện đầy đủ các quyền tự do báo chí theo quy định. Tuy nhiên, một số bộ, ngành hiện nay lại đi trái xu hướng đó và có những quy định vì lợi ích của ngành mình, gây cản trở hoạt động báo chí của các nhà báo.
Cụ thể:
Tòa án nhân dân tối cao đang nghiên cứu trình dự thảo pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tòa án nhân dân.
Trong đó, điểm e, điều 17 dự thảo có quy định phạt cảnh cáo đối với hành vi “ghi âm, ghi hình tại phiên tòa mà không được sự cho phép bằng văn bản của chánh án tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án, hoặc thực hiện việc ghi âm, ghi hình không đúng theo hướng dẫn và sắp xếp vị trí của tòa án nơi giải quyết vụ án”.
Nếu quy định này có hiệu lực pháp luật thì hoạt động báo chí đối với các phiên tòa hình sự, dân sự, hành chính... sẽ bị hạn chế tác nghiệp vì xuất hiện cơ chế “xin - cho”, trong khi đó các quy định của pháp luật lại không quy định rõ trường hợp nào thì chánh án hoặc chủ tọa phiên tòa cho phép, trường hợp nào không cho phép.
Đồng thời các quy định của pháp luật cũng không quy định thời gian cụ thể để xem xét giải quyết “cấp phép” cho nhà báo hoạt động tại các phiên tòa. Điều này sẽ là rào cản, gây cản trở hoạt động báo chí của các nhà báo vì những người có thẩm quyền “cấp phép” có thể “vận dụng pháp luật để không cấp phép hoặc chậm cấp phép”.
Tương tự, mới đây Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt ban hành văn bản 1042/C67-P3/2013 chỉ đạo phòng cảnh sát giao thông công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi phát hiện CSGT có hành vi tiêu cực thì việc chụp hình, quay phim của nhà báo cũng bị cản trở và nhà báo muốn chụp hình, quay phim CSGT đều phải xin phép. Khi không có hình ảnh để chứng minh việc tiêu cực của CSGT trong trường hợp này, nhà báo sẽ không thể phản ánh tiêu cực được. (Rất may là nội dung này vừa được hủy bỏ).
Hoạt động báo chí được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Để đảm bảo hoạt động báo chí có tính trung thực thì việc ghi âm, chụp hình, quay phim là hoạt động bình thường của báo chí, đó là bằng chứng xác thực, là lá chắn bảo vệ tác phẩm báo chí của các nhà báo.
Việc các bộ ngành có những quy định khác nhau về việc ghi âm, chụp hình, quay phim của các nhà báo và buộc nhà báo phải xin phép là nhằm bảo vệ “người nhà” hơn là vì mục đích chung trong quản lý điều hành của từng bộ, ngành của mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận