Thứ 4, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Đừng làm mất ý nghĩa của bảo hiểm y tế
TT - Đó là ý kiến của hàng trăm bạn đọc phản hồi bài “Bảo hiểm y tế giảm chi trả thuốc đặc trị: Người bệnh hiểm nghèo đối mặt khó khăn” (Tuổi Trẻ ngày 26-12).
Bạn đọc Võ Xuân Quang viết: “Mục đích của việc tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là để hỗ trợ nhau chữa bệnh, nhất là những bệnh nặng cần phải dùng loại thuốc đắt tiền, thuốc có tác dụng tốt mà khả năng người bệnh không thể tự trả nổi. Nếu BHYT không chi trả hoặc cắt giảm chi trả các loại thuốc đó thì bắt buộc hoặc vận động người dân tham gia BHYT làm gì? Thực tế cho thấy khi mắc các loại bệnh nhẹ dân ta nhiều khi không dùng đến BHYT”.
Tại sao tham gia BHYT mà không được hưởng quyền lợi của bảo hiểm? Nếu cần thì Bảo hiểm xã hội VN nên đưa ra nhiều mức đóng BHYT cho người dân lựa chọn. Trong đó có quy định mức đóng BHYT cho bệnh hiểm nghèo, bệnh có mức điều trị cao, người nào tham gia thì được điều trị miễn phí khi mắc bệnh. |
Đồng quan điểm với bạn đọc Võ Xuân Quang, bạn đọc Nguyễn Huy Cường đề nghị các cơ quan chức năng nên ngồi lại xem xét cách chăm sóc bệnh nhân BHYT một cách hiệu quả nhất, có lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT nhất vì mạng sống bệnh nhân là quan trọng nhất.
“Tham gia BHYT là việc nên làm của mọi người dân để góp phần chữa trị cho những bệnh nhân đang bệnh và là khoản tích lũy khi ốm đau. Nay BHYT cắt giảm chi trả thuốc đặc trị như vậy có nên không?” - bạn đọc Nguyễn Huy Cường đặt vấn đề.
Nhiều bạn đọc cho rằng thay vì cắt giảm chi trả thuốc đặc trị, cơ quan chức năng nên nghĩ ra phương án tính toán mức đóng BHYT mới cho người mắc bệnh hiểm nghèo để họ có thời gian xoay xở.
Bạn đọc có địa chỉ email nguyenphu03ck@...viết: “Vấn đề là tiền. Với mức đóng BHYT như hiện nay thì BHYT chỉ chi trả 30% hoặc 50%. Vậy muốn BHYT có thể chi trả 70%, 80%, 90% hoặc 100% thì mức đóng BHYT là bao nhiêu? Nói đi, dân chúng tôi giải quyết hết. Tiền này là của dân chứ không phải của cơ quan bảo hiểm xã hội mà họ quyết như thế. Cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm quản lý, khi gặp khó khăn thì giải pháp phải hài hòa và có lộ trình”.
Xung quanh vấn đề này, bạn đọc Hoài Nam cho rằng ông đồng ý với ý kiến của bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh (phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) mà Tuổi Trẻ ngày 26-12 đã đăng: “Trước khi Bảo hiểm xã hội VN quyết định cắt giảm chi trả những loại thuốc đặc trị, mắc tiền nên tham khảo về mặt chuyên môn đối với các cơ sở y tế, thậm chí cần thiết phải thành lập một hội đồng khoa học để thẩm định được giá trị của tất cả thuốc mới, đắt tiền.
Một loại thuốc đem lại kết quả điều trị tốt dù đắt tiền vẫn phải duy trì mức chi trả cho người bệnh. Với loại thuốc mà các cơ sở y tế và hội đồng chuyên môn thấy chưa có sự thay đổi rõ rệt trong điều trị mà rất tốn kém thì nên cân nhắc”.
Bạn đọc có địa chỉ email hoduchai1974@... còn lo ngại việc cắt giảm chi trả thuốc đặc trị này sẽ khó thuyết phục, vận động người dân tham gia BHYT và lộ trình tiến tới BHYT toàn dân khó khả thi.
-
TTO - Trong rất nhiều chương trình 'Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông' và công trình 'Vì biển đảo thân yêu' do bạn đọc báo Tuổi Trẻ chung tay vun đắp, 5 năm nay Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa hiện lên như dấu son đặc biệt giữa trùng khơi.
-
TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi người Mỹ gây sức ép với các thành viên Quốc hội Mỹ thông qua luật súng đạn hợp lý, sau vụ xả súng khiến ít nhất 21 người chết tại một trường tiểu học ở bang Texas.
-
TTO - Ông Đoàn Văn Hùng - giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long - bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan 6 gói thầu mua sắm của Công ty Việt Á.
-
TTO - Tác động giá xăng dầu ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Từ những đơn hàng xe công nghệ đến giá vé máy bay... cũng trên đà tăng giá.
-
TTO - 60 tỉ đồng và 33 tỉ đồng là kinh phí của hai phim Việt ra rạp gần đây nhất. Cả hai đều chỉ thu từ 1 đến 2 tỉ đồng trong đợt mở màn. Phim Việt đang được đầu tư mạnh tay hơn trước đây nhiều nhưng vì sao chưa ăn khách?
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận