Hình ảnh ở núi rừng Tây Bắc, VN này thật nhỏ bé so với dòng sông Mekong hùng vĩ chảy qua nhiều nước châu Á, nhưng nó cũng gợi lên sự liên tưởng. Dòng suối không của riêng một người. Và dòng sông cũng không phải là của riêng nước nào. Bất cứ sự tác động nào của các quốc gia trên thượng nguồn dòng sông cũng có thể tác động đến các quốc gia phía dưới, dẫn đến nhiều hệ quả dây chuyền rộng lớn.
Ở đây, quốc gia dưới hạ nguồn cuối cùng trước khi sông Mekong đổ ra biển là VN. Cụ thể hơn, đó chính là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với đông dân cư đang sinh sống. Đặc biệt, khu vực này cũng là vựa lúa lớn nhất của VN. Nó không chỉ cung cấp lương thực cho người dân VN mà còn góp phần quan trọng bảo đảm lương thực cho thế giới. Mỗi năm, từ đây hàng triệu tấn gạo được tỏa đi để nuôi sống hàng trăm triệu người trên thế giới.
Khi dòng Mekong cung cấp nguồn nước và phù sa chính cho vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long bị tác động tiêu cực, chắc chắn không chỉ nông dân VN bị khó khăn mà rất nhiều bếp ăn trên thế giới cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng theo.
Ngoài ra, đó còn là câu chuyện một lượng cá nước ngọt rất lớn được chăn nuôi từ khu vực này ở VN ra chợ thế giới mỗi năm. Viễn cảnh giá cả thị trường cá thế giới sẽ biến động thế nào nếu nguồn cung quan trọng này bị sụt giảm?
Nhìn xa hơn, khi vùng đồng bằng rộng lớn với hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi biến đổi sinh thái, lúc đó các quốc gia lân cận cũng khó tránh khỏi tác động dây chuyền khó lường.
Phòng cháy chữa cháy có quan điểm rất hay là không chỉ lo phòng cháy cho nhà mình mà còn phải chú ý cả hàng xóm. Bởi nhà hàng xóm bị cháy, nhà mình cũng có thể cháy lan. Thời sự nóng bỏng của dòng Mekong hiện nay sẽ không chỉ là ảnh hưởng, thiệt hại của riêng quốc gia nào đó mà tác động dây chuyền ra khu vực và thế giới.
Lợi ích lẫn thiệt hại của sông Mekong rõ ràng sẽ là lợi ích và thiệt hại chung của các quốc gia. Đây không còn là lúc bỏ dài trông ngắn. Vì tương lai chung cũng là vì tương lai chính mình, các quốc gia có sông Mekong cần phải cùng ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp hài hòa lợi ích và cách hành xử tốt đẹp nhất cho dòng sông này.
Chúng ta ngay bây giờ cũng cần phải chủ động chuẩn bị những “kịch bản” để sẵn sàng cho viễn cảnh xấu của sông Mekong nếu nó cứ diễn ra. Trách nhiệm Chính phủ sẽ làm gì nếu Mekong cạn dòng, đại dương lấn mặn? Vai trò các nhà khoa học ra sao trước sự biến đổi có tính thời đại này? Và nông dân VN sẽ tự thích ứng, chuyển đổi sinh kế thế nào nếu đồng lúa không còn phì nhiêu?
“Án tử” cho đồng bằng sông Cửu Long?Lào nên hoãn quyết định xây dựng đập XayaburyĐập Xayabury sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận