Phóng to |
Các nữ y tá đưa một bệnh nhân bị chấn thương vào phòng mổ |
Phóng to |
Người nhà bé Nguyễn Quang Nhựt (ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) đứng ngoài phòng hồi sức cấp cứu ngóng tin từ bác sĩ |
Phóng to |
Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hạnh Quyên khẩn trương lấy thiết bị đo điện tim để theo dõi một bệnh nhân bị khó thở, đau tim trên đường Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM |
Phóng to |
Bé Nguyễn Quang Nhựt bị xe máy tông chấn thương vùng đầu được y tá Võ Thế Bình chăm sóc, cạo đầu để đưa vào phòng mổ |
Phóng to |
Êkip trực của bác sĩ Nguyễn Hữu Trí nhanh trí dùng ghế có bánh xe để chuyển một bệnh nhân bị khó thở, đau tim |
Phóng to |
Cả êkip cấp cứu khẩn cấp của bác sĩ Nguyễn Hữu Trí chuyển bệnh nhân từ tầng 2 xuống xe cấp cứu |
Phóng to |
Ngồi trên chiếc xe cứu thương lao đi với tốc độ nhanh, các y tá của tổng đài cấp cứu 115 ngoài việc giữ bình tĩnh để không bị té nhào còn phải lo chăm sóc bệnh nhân |
Phóng to |
Điều dưỡng Huỳnh Thị Thanh Phương nghe điện thoại của tổng đài 115 lúc 3g sáng 25-2 |
Phóng to |
Các nữ điều dưỡng của trung tâm cấp cứu ngoại viện dùng bữa tối gọn nhẹ ngay tại phòng làm việc để còn có thể tức tốc lên đường đi cấp cứu |
Phóng to |
Những chiếc điện thoại của tổng đài 115 được coi như sinh mạng của khoa cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Trưng Vương nên dù bị quấy nhiễu liên tục nhưng các y bác sĩ vẫn đều đặn nhấc máy không bỏ sót một cuộc gọi đến nào |
Phóng to |
Chiếc xe cấp cứu của tổng đài 115 lao vun vút trên đường để cấp cứu một bệnh nhân trên đường Lê Đại Hành, Q.11 tối 26-2 |
Không đầy năm phút sau, chiếc xe cấp cứu do tài xế Nguyễn Văn Hùng điều khiển cùng êkip trực là bác sĩ Đoàn Mai Phương và hai điều dưỡng Phạm Thanh Xuân, Nguyễn Văn Hoa đã lao ra khỏi cổng Bệnh viện Trưng Vương. Đường vắng, chiếc xe lao đi như tên bắn trong cuộc đua với tử thần. Chỉ mười phút sau, họ đã có mặt tại nhà bệnh nhân. Cả êkip lao vào cấp cứu. Khi bệnh nhân qua cơn nguy kịch được đưa lên xe chuyển đến Bệnh viện 115.
Được sự đồng ý của giám đốc Bệnh viện Trưng Vương Lê Thanh Chiến, chúng tôi đã có ba ngày hai đêm sống cùng với hơn 40 thành viên của khoa cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Trưng Vương, nơi quản lý tổng đài 115. Bác sĩ Mai - trưởng khoa cấp cứu ngoại viện - cho biết trung bình mỗi ngày nơi đây thực hiện 14-16 “cuộc đua với tử thần” để giữ lấy mạng sống của người dân.
Có sống cùng với những thành viên của khoa cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Trưng Vương mới cảm nhận được một ca trực căng như dây đàn. Với những “cuộc đua” diễn ra giờ cao điểm, để đưa được êkip cấp cứu đến sớm phút nào hay phút nấy quả là một thử thách. Còn với các bác sĩ và điều dưỡng viên, ruột gan họ như lửa đốt vì “sợ nhất là đến nơi thì bệnh nhân đã qua đời”, như tâm sự của bác sĩ Trí. Vì vậy, các thành viên của khoa đã nhờ chúng tôi nhắn nhủ với người dân rằng: hãy gọi sớm khi người nhà có vấn đề về sức khỏe, vì trong “cuộc đua với tử thần”, mỗi giây đi qua là giảm đi một phần hi vọng.
Rất căng thẳng. Nhưng nỗi buồn lớn nhất của các thành viên khoa cấp cứu ngoại viện không phải vì cực, vì căng thẳng mà vì ý thức của một số người thiếu văn hóa. Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hạnh Quyên bức xúc: “Mỗi ngày có 14-16 ca cấp cứu nhưng có đến khoảng 200 cuộc điện thoại quấy rối, chọc ghẹo”! Chính vì những cuộc điện thoại thiếu văn hóa ấy đã khiến tổng đài thường xuyên nghẽn mạch, gây phiền hà cho gia đình bệnh nhân. Quan trọng hơn, sự nghẽn mạch ấy đã làm phí đi những phút giây quý báu trong “cuộc đua với tử thần” để giành giật sự sống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận