16/12/2019 10:17 GMT+7

Đủ thứ tiếng ồn ở các sân bay Việt Nam

STIVI COOKE (người Úc) -  N.ĐÔNG ghi
STIVI COOKE (người Úc) - N.ĐÔNG ghi

TTO - "Tôi nghĩ nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn ở sân bay là cả một "hỗn hợp" gồm cách thiết kế, số lượng hành khách, và nhu cầu phát thông báo thường xuyên", đó là nhận xét của một bạn đọc người Úc khi nói về tiếng ồn tại các sân bay ở Việt Nam.

Đủ thứ tiếng ồn ở các sân bay Việt Nam - Ảnh 1.

Sân bay Tân Sơn Nhất ồn ào vì đủ thứ âm thanh - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vài năm trở lại đây, tôi đi máy bay khá thường xuyên. Trải nghiệm sân bay Việt Nam đầu tiên của tôi là ở Hà Nội vào năm 2005 khi tôi mới đến đất nước này. Tôi cũng từng đến sân bay Cam Ranh ở Nha Trang, thường xuyên bay đi bay về giữa Đà Nẵng và TP.HCM.

Tôi nghĩ nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn ở sân bay là cả một "hỗn hợp" gồm cách thiết kế, số lượng hành khách, và nhu cầu phát thông báo thường xuyên. Tôi nghe nói về quy định mới không phát loa thông báo thông tin chuyến bay đến và đi, tôi nghĩ làm vậy sẽ giảm được tiếng ồn nhiều, và hoàn toàn đồng ý rằng hành khách phải chú ý theo dõi thông tin chuyến bay của mình trên màn hình.

Tuy nhiên, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn là một trong những sân bay ồn nhất, đơn giản vì đó là một trong những sân bay đông đúc nhất nước, và nó đang trở nên quá nhỏ so với số lượng hành khách đến và đi, đặc biệt là ở ga quốc nội.

Tôi từng vào phòng hút thuốc ở sân bay Tân Sơn Nhất, thấy nhiều người Việt nói thật to ra cửa với bạn của mình, còn những người khác thì gần như hét lên khi nói chuyện điện thoại. Rồi khi bạn đứng xếp hàng trong sân bay cũng không khó để nghe được người sau lưng nói chuyện điện thoại ầm ĩ. 

Tôi từng phải lên tiếng "nhắc khéo" họ về chuyện này. Thậm chí tôi nghĩ, trong nhiều nguyên nhân trên thì việc phát thông báo bằng loa là… ít ồn nhất, còn những thứ ồn hơn là sự đông đúc, "văn hóa" nói chuyện điện thoại ầm ĩ và tiếng còi xe ở bên ngoài ga.

Thêm nữa, tôi nghĩ "tuổi tác" của sân bay cũng là vấn đề. Những sân bay mới hơn thì có trần cao hơn và lối đi rộng hơn, đồng thời thông tin chuyến bay cũng được trình chiếu dễ thấy hơn.

Tại một số khu vực trong sân bay ở Singapore và Malaysia, tôi quan sát thấy người ta thi công nhiều thiết kế với mục đích giảm âm, trong đó có cả sử dụng thảm. Ở Sydney (Úc) cũng vậy, người ta cũng trải thảm ở một số khu vực có nhiều người chờ đợi, dù phải nhìn nhận rằng việc này đi kèm nguy cơ hỏa hoạn.

Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, ô nhiễm tiếng ồn ở sân bay không phải là vấn đề lớn nhất mà tôi quan tâm. Tôi còn quan tâm việc cha mẹ không trông chừng con cái của mình, rồi những người chặn mất khu vực ghế ngồi với cả đống hành lý của họ, và tệ hơn nữa là những người cứ cắm mặt vào điện thoại và di chuyển mà không hề quan sát xung quanh.

Vì sao ngưng phát thanh ở sân bay Tân Sơn Nhất khách nhỡ chuyến ít hơn? Vì sao ngưng phát thanh ở sân bay Tân Sơn Nhất khách nhỡ chuyến ít hơn?

TTO - Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất vừa có thống kê sau thời gian thử nghiệm tắt loa phát thanh thông tin chuyến bay tại nhà ga nội địa, bước đầu đánh giá số lượng hành khách bị cắt do nhỡ chuyến ít hơn so với thời điểm còn duy trì phát thanh.

STIVI COOKE (người Úc) - N.ĐÔNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên