Thứ 2, ngày 1 tháng 3 năm 2021
Động đất, núi lửa liên tiếp, chuyện gì xảy ra ở 'Vành đai lửa'?
TTO - Giới khoa học cho rằng bất kể báo chí gần đây đưa tin nhiều về các trận động đất và núi lửa hoạt động trở lại, vẫn không có gì bất thường trong hoạt động của Vành đai lửa.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là một trong những khu vực xảy ra nhiều động đất nhất thế giới - Ảnh: DEIMOS IMAGING
Theo đài BBC, tuần qua hàng chục ngàn người đã bị đảo lộn cuộc sống vì các sự cố thiên tai như động đất, núi lửa, lở tuyết xảy ra tại các khu vực dọc theo Vành đai lửa ở Thái Bình Dương.
Động đất ngoài khơi Alaska và Indonesia, lở tuyết và phun trào núi lửa ở miền trung Nhật Bản và một núi lửa phun dung nham tại Philippines, tất cả đều đã cùng xảy ra chỉ trong vài ngày qua.
Thực tiễn "không hẹn mà gặp" của các thiên tai đã khiến Văn phòng Liên Hiệp Quốc về giảm nhẹ rủi ro thảm họa ngày 23-1 phải đăng lên tài khoản Twitter thông tin cảnh báo tình trạng hoạt động "tích cực" của Vành đai lửa.
Diễn tiến này có thể khiến nhiều người lo ngại không biết liệu có gì đó nghiêm trọng sắp xảy ra hay không.
Tuy nhiên theo giáo sư Chris Elders, một chuyên gia địa lý của Đại học Curtin ở Úc, các hoạt động gần đây của Vành đai lửa là bình thường. Ông nói: "Không có gì bất thường với những gì chúng ta đang chứng kiến hiện nay".
"Các hiện tượng này xảy ra cùng lúc ở nhiều nơi khác nhau trong khu vực. Không nhất thiết có mối liên hệ giữa chúng", giáo sư Chris Elders nói.
Cũng theo ông Elders, các hoạt động núi lửa và mảng kiến tạo đã vẫn xảy ra như vậy ở khu vực này trong "hàng trăm và hàng ngàn năm" qua.
Tiến sĩ Janine Krippner, một chuyên gia về núi lửa của New Zealand tại Mỹ, cũng đồng tình với quan điểm của ông Elders.
Mặc dù một số dư luận lo ngại các núi lửa có vẻ như đang hoạt động trở lại thường xuyên hơn, song bà Janine Krippner cho rằng mức độ phun trào của các ngọn núi lửa "đã không tăng thêm gần đây".
Theo bà Janine Krippner, lý do khiến dư luận lo ngại có thể vì lẽ khác: "Hiện nay chúng ta có nhiều thiết bị vệ tinh hơn để theo dõi các hoạt động của núi lửa, và mạng Internet cũng nói nhiều hơn về các hoạt động đó".
Vành đai lửa (Ring of Fire) hay Vành đai lửa Thái Bình Dương là cách gọi một khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương. Khu vực này trải dài trong khoảng 40.000 km từ mũi phía nam của Nam Mỹ tới tận New Zealand.
Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn thế giới xảy ra dọc theo khu vực này, và nằm rải rác trong vành đai này là 75% số núi lửa đang hoạt động trên Trái đất, 452 núi lửa.
-
TTO - Anh Nguyễn Văn H. (cha của bé gái 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư may mắn thoát nạn) xúc động gửi lời cảm ơn người cứu con gái mình. Anh H. nói: "Con tôi như được sinh ra lần thứ hai".
-
TTO - Ngày 1-3, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 13 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 8 ở Hải Dương, 5 người mới từ Campuchia về Kiên Giang qua cửa khẩu đường bộ. Đáng chú ý, 6 ca ở Hải Dương đã được cách ly cách đây 1 tháng.
-
TTO - "Thời điểm bé gái 3 tuổi bị rơi, gia đình cháu có khách. Bố mẹ cháu tiễn khách ra về, khi đang đi lên nhà thì nghe mọi người hô hoán có cháu bé rơi từ trên cao xuống, chạy xuống xem thì phát hiện cháu bé là con của họ".
-
TTO - Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương vừa ra quyết định thiết lập vùng cách ly y tế toàn bộ xã Kim Đính (huyện Kim Thành) để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
-
TTO - Bà Trần Huyền Trang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, vừa được UBND tỉnh Vĩnh Phúc bổ nhiệm giữ chức phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư ở tuổi 31.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận