Tháp truyền hình Nam Định không đạt chuẩn?Tháp truyền hình đổ do không đúng chuẩnHệ quả của nhiều sai lầm
Phóng to |
Cột tháp truyền hình Nam Định cao 180m trở thành đống sắt rúm ró sau cơn gió giật cấp 12 của bão Sơn Tinh. Trong khi đó, nhiều nhà chuyên môn đặt vấn đề: tiêu chuẩn quốc gia là phải chịu được gió cấp 15 - Ảnh: Việt Dũng |
Ông Trần Anh Tú, giám đốc Đài PT-TH Nam Định, đã cho rằng tháp ăngten cao 180m là hàng hóa.
Trong bản báo cáo quá trình đầu tư xây dựng Trung tâm kỹ thuật PT-TH tỉnh Nam Định lập ngày 31-10-2012, ông Tú đã lập luận theo quy định tại quy chế đấu thầu được ban hành kèm theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 của Chính phủ thì “hàng hóa là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm)”.
Điều cốt lõi là ông Tú đã nhầm lẫn và có thể không biết tháp ăngten là công trình kết cấu kim loại, nó không phải là thiết bị mà coi nó trở thành hàng hóa.
Để làm rõ vấn đề này, chúng ta phải dựa vào các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, đấu thầu tại thời điểm chủ đầu tư trình và UBND tỉnh Nam Định phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa này.
1. Thời điểm UBND tỉnh Nam Định phê duyệt kế hoạch đấu thầu “mua sắm tháp ăngten cao 180m Đài PT-TH tỉnh Nam Định” tại quyết định số 977/QĐ-UBND ngày 8-4-2006 thì Luật xây dựng đã có hiệu lực. Khoản 2 và khoản 3 điều 3 Luật xây dựng đã quy định: “Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác” và “thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ”.
Như vậy, rõ ràng tháp ăngten là công trình xây dựng, nó không thể làthiết bị lắp đặt vào công trình.
2. Do việc lập, phê duyệt kế hoạch đấu thầu; lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu và phê duyệt kết quả trúng thầu nằm vào giai đoạn từ ngày 1-4-2006 đến 3-11-2006 nên việc triển khai thực hiện đấu thầu phải căn cứ Luật đấu thầu, tham khảo các nội dung liên quan trong quy chế đấu thầu và các thông tư hướng dẫn thực hiện nhưng đảm bảo không trái với quy định của Luật đấu thầu.
Khoản 5 điều 12 Luật đấu thầu đã quy định các hành vi bị cấm trong đấu thầu, trong đó có hành vi “nếu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC” nhưng kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu đã có vi phạm sau:
a. Tại quyết định số 977/QĐ-UBND ngày 8-4-2006, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt tên gói thầu, giá gói thầu, phạm vi đấu thầu: hệ thống tháp truyền hình mới, sản xuất tại Malaysia tự đứng cao 180m.
b) Hồ sơ mời thầu “mua sắm tháp ăngten cao 180m Đài PT-TH tỉnh Nam Định” được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định phê duyệt tại quyết định số 506/SKH&ĐT-XDCB ngày 25-4-2006 cũng ghi “cung cấp 1 tháp ăngten nguyên chiếc đồng bộ hoàn chỉnh 100% sản xuất tại Malaysia bao gồm hồ sơ thiết kế kỹ thuật, phụ tùng thay thế, tài liệu kèm theo”.
c) Trong hồ sơ mời thầu đã yêu cầu tháp ăngten phải được thiết kế theo tiêu chuẩn ANSI/TIA/EIA-222-F-1996 - Tiêu chuẩn kết cấu cho tháp ăngten và kết cấu đỡ ăngten bằng thép” do Hiệp hội Công nghiệp viễn thông (TIA) và Hiệp hội Công nghiệp điện tử (EIA) Hoa Kỳ công bố.
Theo quy định tại khoản 5 điều 5 "Quy chế áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam" được ban hành kèm theo quyết định 5-2005/QĐ-BXD ngày 7-4-2005 của bộ trưởng Bộ Xây dựng thì “đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam thuộc lĩnh vực liên quan phải sử dụng tiêu chuẩn của Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài cần được Bộ Xây dựng hoặc bộ quản lý các công trình xây dựng chuyên ngành chấp thuận”. Không hiểu việc này thì chủ đầu tư có thực hiện hay không?
d) Do trong ANSI/TIA/EIA-222-F-1996 chỉ quy định tốc gió tại các bang của nước Mỹ nên hồ sơ mời thầu đã yêu cầu tháp ăngten được thiết kế với tốc độ gió 120 km/giờ (gió cấp 12) tương ứng W0 = 0,0613 x V02 = 68 daN/m2 . So với tiêu chuẩn “Tải trọng và tác động TCVN 2737-1995” công trình xây dựng tại Nam Định (vùng IV-B) có áp lực gió tiêu chuẩn W0 = 155daN/m2 tương đương với gió có vận tốc là 181km/giờ (gió cấp 15, từ 167-183km/giờ).
Từ những sai lầm nêu trên, chủ đầu tư đã có sản phẩm thiết bị không chịu được ngay khi gió mạnh 17m/s (gió cấp 7), giật 29m/s tương đương 104 km/giờ (gió cấp 11) mà Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đo được tại TP Nam Định trong thời điểm tháp truyền hình bị đổ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận