Phóng to |
- Đầu tháng 10-2010, tại Bình Dương rộ lên nạn “đinh tặc” hoành hành trên các tuyến đại lộ Bình Dương, quốc lộ 13... Ngay lúc đó, chúng tôi đã triển khai một loạt biện pháp nghiệp vụ. Sau một thời gian, lực lượng công an đã khám phá, xử lý sáu vụ việc nổi cộm, trong đó có bốn vụ xử lý hình sự, hai vụ xử lý hành chính.
Tình hình lắng dịu một thời gian thì trước và sau Tết Nguyên đán nạn “đinh tặc” tái diễn với mức độ ngày càng phức tạp, nguy hiểm hơn. Trước tình hình đó, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, ban giám đốc Công an tỉnh Bình Dương chỉ đạo rất quyết liệt.
* Ông có thể đánh giá đặc trưng của loại tội phạm này là gì?
- Qua xác minh ban đầu cho thấy đây là loại tội phạm hoạt động có tổ chức, hình thành những đường dây khép kín từ việc sản xuất đinh, rải đinh bẫy người đi đường để thu lợi bất chính bằng việc vá, thay ruột xe với giá chặt chém. Đó là chưa nói hành vi này có thể dẫn đến tai nạn cho người đi đường.
* Năm đối tượng vừa bị bắt quả tang đang thực hiện hành vi rải đinh ở Bến Cát sẽ xử lý thế nào?
- Tôi đã chỉ đạo Công an huyện Bến Cát củng cố chứng cứ, họp bàn thống nhất với các cơ quan tố tụng để xử lý.
* Theo kết quả điều tra ban đầu, nguồn gốc đinh mà các đối tượng sử dụng rải trên đường từ đâu?
- Hiện nay có lời khai cho rằng nguồn gốc ban đầu là từ một người bán ruột xe cho các tiệm vá xe kèm theo “khuyến mãi” là đinh. Về sau các đối tượng tự mua dụng cụ, sắt phế liệu về “sản xuất” đinh rồi đem đi rải.
* Qua một số vụ việc đã xử lý, dư luận cho rằng các cơ quan tố tụng chỉ làm phần ngọn, chưa đi đến tận cùng sự việc là xử lý những kẻ cầm đầu, cộm cán đứng sau. Ông nhận định ra sao?
- Tôi sẽ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương trong quá trình điều tra vụ án cần mở rộng theo hướng này.
* Thời gian tới lực lượng công an có những biện pháp gì để xử lý “đinh tặc”?
- Sáng 16-2, tôi đã chủ trì cuộc họp khẩn với sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ, trưởng công an bảy huyện, thị, tỉnh đoàn, câu lạc bộ phòng chống tội phạm để triển khai cuộc tổng tấn công “đinh tặc” trên địa bàn Bình Dương. Qua đó, tôi có chỉ đạo:
Thứ nhất, tuyên truyền sâu rộng để người dân cảnh giác, phát hiện, thông tin kịp thời cho lực lượng cảnh sát 113 và cảnh sát giao thông.
Thứ hai, các đơn vị nghiệp vụ phối hợp các ngành chức năng tiến hành điều tra cơ bản, rà soát tất cả điểm sửa xe, vá xe để kiểm tra, phân loại. Nếu điểm nào làm ăn chân chính, có đầy đủ giấy phép thì yêu cầu làm cam kết, cho tồn tại. Nơi nào có dấu hiệu vi phạm thì cương quyết dẹp bỏ.
Thứ ba, các đơn vị nghiệp vụ công an phải xác định rõ quan điểm đấu tranh đối với loại đối tượng này, đồng thời tăng cường công tác trinh sát trên toàn tuyến để phát hiện, bắt giữ, củng cố chứng cứ chặt chẽ để xử lý các đối tượng một cách nghiêm minh, đúng pháp luật.
Biết rải đinh từ một lần bị cán đinh Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại úy Trần Minh Tâm, đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an huyện Bến Cát (Bình Dương), cho biết vẫn tiếp tục tạm giữ hình sự hai đối tượng vợ chồng Phạm Văn Cảnh và Bùi Thị Nga. Ông Tâm cho biết những ai là nạn nhân của “đinh tặc” sớm liên hệ với cơ quan điều tra cung cấp thông tin để có cơ sở xử lý các đối tượng trên. Trong một diễn biến khác, tại cơ quan điều tra các đối tượng khai nhận: năm 2008, Phạm Văn Cảnh (sinh năm 1979), Bùi Thị Nga (1982) cùng ngụ xóm 5, xã Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa vào Bình Dương thuê mặt bằng tại ấp 4, Thới Hòa, Bến Cát hành nghề sửa xe. Một lần đi Thủ Đức (TP.HCM) xe Cảnh bị cán đinh. Trong khi chờ vá xe tại một tiệm sửa xe ven đường, Cảnh được đồng nghiệp truyền cho “chiêu” sản xuất đinh, rải đinh để “bẫy” người đi đường. Về nhà Cảnh vẫn làm nghề bình thường, nhưng nghề sửa xe chân chính của Cảnh không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Sau nhiều đêm suy nghĩ, Cảnh bàn với vợ mang đinh ra rải ở đoạn đường gần tiệm sửa xe để có nhiều khách, tăng thêm thu nhập. Để chuẩn bị cuộc làm ăn lớn, Cảnh trang bị máy cắt, sau đó đến các điểm thu mua phế liệu mua vài thanh sắt, thép về cắt thành từng mảnh nhỏ hình thoi. Hằng ngày Cảnh mang 30-40 chiếc đinh ra quốc lộ 13 rải từ cây xăng Thới Hòa đến cầu Tây, xã Thới Hòa. Sau khi “con mồi” cán đinh, vợ chồng Cảnh thay nhau vá và thay ruột xe với giá khá cao. Theo Cảnh khai nhận, từ khi giở “chiêu” rải đinh thu nhập tăng thấy rõ, khoảng 70.000-80.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, đây mới chỉ là lời khai ban đầu vì theo xác minh nguồn thu nhập của vợ chồng Cảnh, Nga cao hơn rất nhiều. |
__________
Tin bài liên quan:
Bạn đọc hiến kế chống "đinh tặc"Tóm cổ “đinh tặc”4,5km có 144 tiệm sửa xeQuản lý tiệm sửa xe còn lỏng lẻoXử hình sự “đinh tặc” trong tầm tay
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận