Phóng to |
Anh Nguyễn Thế Công, đội trưởng Đội thanh niên xung kích chống rải đinh quận Thủ Đức (TP.HCM), bên đống đinh vừa hút được - Ảnh: Mậu Trường |
Kiểm soát chặt chẽ nghề bơm vá xe
Đây là hành vi "cướp ngày" có âm mưu, có chuẩn bị. Giăng lưới ngồi chờ con mồi sa lưới là "chụp cổ" liền.
Tôi nghĩ rằng chỉ cần công an và UBND các địa phương quyết liệt với vài biện pháp hành chính là có thể nhanh chóng đánh tan bọn cướp này. Nếu cho rằng những ngành nghề như karaoke, internet... là "nhạy cảm" và kiểm soát chặt chẽ nghề bơm vá xe này nhạy cảm không kém vì nó ảnh hưởng trực tiếp từng ngày từng giờ, cả vật chất lẫn tinh thần rất nhiều người (nhất là người nghèo).
Tôi xin góp ý vài biện pháp như sau:
1. Tất cả những cơ sở vá sửa xe phải có giấy phép và UBND phường xã phải quản lý.
2. Tất cả những cơ sở này phải làm ngay bảng cam kết và niêm yết giá thật to đặt ở chỗ người đi đường có thể trông thấy dễ dàng. Giá được nhà nước cấp thẩm quyền quy định nhằm giảm bớt những ý đồ xấu đang manh nha phát triển (ví dụ vá xe 4.000 đồng, thay ruột xe máy là giá ruột xe đã niêm yết + 4.000 đồng tiền công).
3. Người bị nạn có thể tố cáo với chính quyền những điểm "cướp ngày" nếu chủ cơ sở không tuân thủ bảng niêm yết. Có thể dùng điện thoại di động khéo léo ghi lại vi phạm của chủ cơ sở để làm bằng chứng.
4. Những thông tin liên quan đến "đinh tặc"... cần được các địa phương phổ biến nhanh chóng cho người dân trong phường xã.
5. Phạt nặng và đóng cửa ngay những cơ sở cố tình vi phạm về giá tiền dù chỉ 1 lần (trong bảng cam kết đã ghi rõ), đồng thời thông tin công khai trên bản tin phường xã và ghi vào sổ đen để theo dõi sau này nếu chủ cơ sở làm những ngành nghề khác. Khi công an và UBND cùng phối hợp thì tệ nạn nào cũng dẹp được.
6. Từng cơ sở có thể đăng ký "không nhận bơm vá thay vỏ ruột xe máy" để chỉ thực hiện những việc sửa chữa quan trọng hơn hoặc cũng có thể niêm yết giá thấp hơn, ví dụ 3.000 đồng thay vì 4.000 đồng nhằm góp sức cùng xã hội xóa bỏ tệ nạn này.
Đồng thời những "nạn nhân" nếu thấy mình được phục vụ như "thượng đế" thì cũng có thể cư xử khác hơn bằng cách "bo" thêm thay vì chỉ trả đúng giá niêm yết.
7. Vấn đề "đinh tặc" cần được báo cáo trong những buổi họp ban ngành hằng tuần cho đến khi dẹp xong. Tệ nạn đang phát triển nhanh chóng, cần tiêu diệt ngay đừng để sinh sôi ra nhiều địa phương khác sẽ tốn nhiều công sức hơn.
Cần điều tra
Ta cứ lẽo đẽo chạy theo nhặt đinh thì mãi vẫn ở trong thế bị động. Theo tôi:
- Công an cần điều tra nguồn cung cấp các loại thép tấm, nhựa tấm cho bọn đinh tặc. Theo dõi những khách hàng khả nghi là có cơ hội truy bắt tận gốc.
- Lập mạng lưới camera theo dõi ngày đêm trên những tuyến đường nóng, như vậy có thời gian nghiên cứu phân tích băng ghi hình và phát hiện những kẻ khả nghi để tiếp tục theo dõi. Củng cố bằng chứng video để chúng hết đường ngụy biện và chối cãi. Phân tích băng video trong ngày, kết hợp với địa điểm các xe bị nạn trong ngày đó là cơ hội phát hiện thủ phạm trên video sẽ cao hơn.
- Kiên quyết xóa những tiệm sửa xe không có giấy phép kinh doanh chứ không lập biên bản tới lui hoài. Đây là bọn tội phạm nguy hiểm nên không thể chỉ đơn giản bị quy vào tội hủy hoại tài sản, vì ngoài việc tài sản bị hư hại còn kéo theo hậu quả khôn lường (xe bị mất thăng bằng khi chạy với tốc độ cao trên tuyến đường giao thông tấp nập).
Dẹp tiệm nếu không có giấy phép hành nghề
Chủ tịch UBNN các tỉnh thành sao không thể đưa ra một quyết định tất cả các cơ sở sửa vá xe kể cả vá xe dạo phải có giấy phép hành nghề do công an xã, phường tại địa phương cấp phép. Nếu phát hiện trong lúc hành nghề mà không xuất trình giấy phép sẽ bị tịch thu toàn bộ dụng cụ, máy móc và phạt hành chánh 5.000.000 đồng. Sau đó chúng ta thông tin rộng rãi trên các thông tin đại chúng.
Trong quá trình cấp phép, bằng nghiệp vụ của mình, tất nhiên công an tại các địa phương sẽ biết ai là người làm ăn lương thiện để cấp phép và có cam kết, bảng giá vá xe thay ruột đúng giá thị trường, đồng thời lập các điểm vá xe ở những đoạn đường vắng...
Tôi nghĩ nếu nếu có được quyết định như vậy thì đinh tặc không thể nào tồn tại được và các đợn vị không phải mất công rình rập đinh tặc mà chỉ cần có nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra lúc đang hành nghề để xử lí.
Thành lập các trạm vá xe
Trên các đoạn đường hay xảy ra nạn rải đinh, nên xây dựng nhiều trạm vá xe miễn phí. Đồng thời có số điện thoại gọi khẩn cấp khi người dân phát hiện được bọn bất nhân đang thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Gắn camera theo dõi
Theo tôi, nên gắn camera để theo dõi bắt đối tượng rải đinh là biện pháp hiệu quả nhất, có vậy đối tượng sẽ không còn chối cãi được nữa.
Treo băng rôn về khung hình phạt
Theo tôi để giảm thiểu nạn rải đinh này chúng ta không nên giải quyết công việc từ ngọn, hãy giải quyết công việc từ gốc:
1. Đưa ra khung hình phạt dân sự và hình sự về việc vi phạm an ninh đường bộ. 2. Treo băng rôn về việc xử lý các vi phạm và đánh mạnh vào tâm lý đánh đổi. 3. Nâng cao ý thức của các hộ kinh doanh bằng cách cho ký cam kết không vi phạm nếu sự việc phát hiện phải có hình thức phạt thật nặng và cấm hành nghề tại địa phương vĩnh viễn. 4. Có đội ngũ tuyên truyền bằng loa và biểu ngữ trên các tuyến đường thường xảy ra vi phạt.
Không có gì là không thể, chỉ trừ khi chúng ta không thực hiện triệt để.
Kết hợp với tài xế xe ôm
Tôi nghĩ nếu kết hợp tốt với các bác tài xe ôm dọc theo tuyến quốc lộ thì sẽ bắt dễ dàng bọn rải đinh. Chúng ta nên dành phần kinh phí cũng như tiền thưởng cho họ, chắc chắn sẽ hiệu quả...
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Trị “đinh tặc”: Các nơi đều kêu khóTóm cổ "đinh tặc": Khó hay không?Bình Dương bắt một "đinh tặc"Thưởng 10 triệu đồng cho người bắt "đinh tặc"Từng phường phải chống “đinh tặc”20 ngày 10 lần thay ruột xe
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận