15/05/2020 16:43 GMT+7

Dịch COVID-19 làm nhiều ngành sản xuất của Việt Nam 'khó khăn kép'

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Theo Bộ Công thương, dịch COVID-19 đã tác động lớn đến lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Sản xuất công nghiệp tăng chậm lại, tình trạng "khó khăn kép" thiếu hụt nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và khó khăn ở đầu ra cho xuất khẩu, tiêu thụ.

Dịch COVID-19 làm nhiều ngành sản xuất của Việt Nam khó khăn kép - Ảnh 1.

Ngành dệt may vẫn chưa "gượng" dậy được khi các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam chưa hồi phục đơn đặt hàng - Ảnh: TRẦN VŨ NGHI

Ghi nhận tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại bốn tháng đầu năm 2020, Bộ Công thương cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 1,8%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua nếu tính từ năm 2016 cho đến nay.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm giảm sâu hoặc tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước, như sản xuất xe có động cơ giảm 14,2%, sản xuất đồ uống giảm 13,9%, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 10,8%..

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 4 tháng giảm sâu và tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như bia giảm 24,1%, ôtô giảm 23,8%, xe máy giảm 16,6%, vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 8,5%, sắt thép thô giảm 7,1%, giày, dép da giảm 4,9%; thép cán giảm 4%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 1,7%;

Về thị trường, theo Bộ Công thương, xuất khẩu hàng hóa trong tháng 4-2020 với các nước đối tác lớn của Việt Nam đều bị sụt giảm so với tháng trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Trong đó, thị trường ASEAN giảm 35,5% so với tháng 3-2019, Trung Quốc giảm 12%, Nhật Bản giảm 20,6%, Hàn Quốc giảm 16,5%, EU giảm 32,2%, Hoa Kỳ giảm 25,9%...

Bộ Công thương cho rằng sau khi đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong quý 1-2020, hoạt động thương mại của Việt Nam trong tháng 4-2020 đã bắt đầu chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19.

Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tiếp tục được dự báo sẽ tác động rõ nét hơn trong hoạt động thương mại của Việt Nam từ quý 2-2020 bởi từ giữa tháng 3-2020 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản...

Mặc dù vậy, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý 2-2020, dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 nhờ nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trở lại cộng với những lợi thế cạnh tranh khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực.

Ngân sách nhà nước năm 2020 có thể hụt thu tới 150.000 tỉ đồng Ngân sách nhà nước năm 2020 có thể hụt thu tới 150.000 tỉ đồng

TTO - Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội đánh giá tác động của dịch COVID-19 khiến việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách rất khó khăn.

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên