04/06/2013 12:38 GMT+7

Đề xuất sửa lời Quốc ca

V.V.THÀNH
V.V.THÀNH

TTO - Đó là đề xuất của đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) trong phiên thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội sáng nay 4-6.

Không đổi tên nước, khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐảngQuốc hội tranh luận sôi nổi về tên nướcKhông đổi tên nước

Ông Huỳnh Thành cho rằng tới đây nên nghiên cứu sửa nội dung lời bài Quốc ca, cụ thể là sửa đoạn “đường vinh quang xây xác quân thù” bằng nội dung khác, vì vậy nên quy định trong Hiến pháp theo hướng “Quốc ca nước CHXCN VN dựa trên nền nhạc bài Tiến quân ca của Văn Cao” chứ không nên quy định cứng “nhạc và lời của bài Tiến quân ca”.

2C2lGb8b.jpgPhóng to
Đại biểu Huỳnh Thành phát biểu tại Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng

Trước đó, trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý về các nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết có ý kiến đề nghị thay đổi các chi tiết, màu sắc trong Quốc kỳ, Quốc huy và phần lời của bài Quốc ca.

Tuy nhiên, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy việc sử dụng các biểu trưng này đã có quá trình lịch sử tương đối lâu dài, đã được quy định và sử dụng ổn định từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, do vậy, xin kế thừa các quy định này của Hiến pháp hiện hành.

Về việc thành lập Hội đồng hiến pháp, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho biết ông ủng hộ phương án 2 quy định Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, có các chức năng như kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp...

Ông Hùng cũng đề xuất Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng hiến pháp.

Về chính quyền địa phương, ông Hùng cho rằng đây là vấn đề cần được nghiên cứu và khẳng định sớm, việc kéo dài thí điểm, chậm tổng kết sẽ không đáp ứng được yêu cầu hiện nay, thậm chí kìm hãm sự phát triển. Ông Hùng nói cả hai phương án mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra đều chưa đủ sức thuyết phục.

Cụ thể như phương án một thì quá chung chung, hơn nữa lại giao luật định thì sẽ tạo điều kiện kéo dài thí điểm, gây nên sự thiếu ổn định. Việc thiết kế bộ máy chính quyền địa phương cần Hiến pháp quy định chứ không luật định. Còn phương án hai thì cơ bản như cũ, không có thay đổi gì.

V.V.THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên