19/04/2022 10:30 GMT+7

Đề xuất Quốc hội giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch COVID-19

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn 4 chuyên đề giám sát trong năm 2023, trong đó trình Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát và báo cáo Quốc hội.

Đề xuất Quốc hội giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp - Ảnh: D.T.

Sáng 19-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023. Trên cơ sở tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổng thư ký Quốc hội sẽ thống nhất dự kiến chương trình giám sát.

Đề xuất chọn 4 chuyên đề giám sát

Theo đó, năm 2023, Quốc hội giám sát 2 chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề, được lựa chọn trong số 5 chuyên đề.

Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).

Chuyên đề 3: Việc thực hiện nghị quyết số 88/2014/QH13 và nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Chuyên đề 5: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2015-2020.

Nêu ý kiến thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng cả 5 chuyên đề trúng và đúng. Chuyên đề 2, theo nghị quyết của Quốc hội, hằng năm Chính phủ phải báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm. Do đó thay vì giám sát thì coi như cuối năm giám sát.

Như vậy thay vì báo cáo gửi đại biểu Quốc hội, Chính phủ báo cáo và các ủy ban thẩm tra. Sau đó Quốc hội sẽ thảo luận.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng cuối năm 2022, 3 ủy ban của Quốc hội sẽ phải báo cáo Quốc hội về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, do đó có thể đưa chuyên đề 2.

Dựa vào thảo luận, xin phiếu ý kiến, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn chuyên đề 1, 2, 3, 4.

Với 4 chuyên đề được lựa chọn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát và báo cáo Quốc hội.

Đề xuất Quốc hội giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tại phiên họp - Ảnh: D.T.

Đề xuất giám sát công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết có ý kiến đề nghị bổ sung chuyên đề giám sát về tổng rà soát công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ giai đoạn 2011 đến nay vì tham nhũng đang ngày càng diễn biến phức tạp, có quy mô lũng đoạn nhà nước; sự trì trệ trong quản lý điều hành ở không ít nơi; chất lượng xây dựng và ban hành thể chế đều bắt nguồn từ chất lượng nhân sự của bộ máy.

Theo ông Cường, việc lựa chọn các chuyên đề giám sát được thực hiện theo quy trình chặt chẽ được quy định tại quy chế hoạt động giám sát của Quốc hội và phù hợp với đa số đề xuất của các cơ quan, các đoàn đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, chuyên đề đề nghị bổ sung là vấn đề được cử tri và dư luận xã hội quan tâm.

“Căn cứ tình hình thực tiễn, tổng thư ký Quốc hội sẽ đề xuất đưa vào các phiên chất vấn và trả lời chất vấn hoặc chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào thời điểm thích hợp”, ông Cường nói.

Bên cạnh đó là ý kiến đề nghị đề xuất giám sát liên quan đến đất đai - nội dung được nhiều cơ quan đề xuất nhưng chưa được lựa chọn.

Giải trình, tổng thư ký cho rằng hiện dự án Luật đất đai (sửa đổi) dự kiến được điều chỉnh trình Quốc hội cho ý kiến từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6).

“Trong quá trình thẩm tra và hoàn thiện dự án luật, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội sẽ tham gia để phối hợp lựa chọn các vấn đề chuyên sâu, trọng tâm, trọng điểm để giám sát, khảo sát”, ông Cường nêu.

Đề xuất bỏ thanh tra cấp huyện: Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói Đề xuất bỏ thanh tra cấp huyện: Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói 'không'

TTO - Đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bỏ thanh tra huyện để giảm đầu mối, tinh giản biên chế nhưng các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình và đề nghị giữ cấp thanh tra này.

THÀNH CHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên