Thứ 5, ngày 11 tháng 8 năm 2022
Để kỳ nghỉ dịch không vô nghĩa với giới trẻ
TTO - Với ảnh hưởng từ dịch COVID-19, kỳ nghỉ tết năm nay trở thành dài "huyền thoại", kéo theo đó là tâm trạng buồn vui lẫn lộn ở giới trẻ.

Bạn Nguyễn Mạnh Dũng phụ mẹ bán hàng trong những ngày được nghỉ tết ngoài dự kiến - Ảnh: V.SAN
Tôi nghĩ không nhất thiết phải đến trường mới có kiến thức để học. Dẫu vậy, dĩ nhiên đi học thì vẫn vui hơn vì được gặp bạn bè. Hiện tôi có hơi lo một chút vì sợ khi đi học lại sẽ không quen với thời khóa biểu của trường bởi đã quen với nhịp sống hiện tại.
Nguyễn Mạnh Dũng (học sinh một trường trung học quốc tế)
Dưới đây là một số lát cắt về cảm xúc, hoạt động của các bạn học sinh, sinh viên.
Những cảm xúc đan xen
Bạn Trần Đại Nghĩa (sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền) cho biết khá lo lắng vì việc nghỉ dài hạn khiến các kế hoạch học tập của trường đề ra trước đó bị xáo trộn, lịch học được sắp xếp lại cũng gây không ít khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập và theo dõi sau này.
Bạn Nguyễn Văn Vương (khoa quốc tế ĐHQG Hà Nội) cho rằng bản thân sẽ háo hức, vui sướng ngày được đi học trở lại, tuy nhiên không thể không lo lắng về dịch bệnh. Từ Hàn Quốc, bạn K.Minh (đề nghị không nêu tên trường) cho biết những tuần qua bạn rơi vào cảm giác hơi hoang mang, buồn tủi lẫn lộn.
"Lẽ ra học kỳ mùa xuân bên đây bắt đầu vào ngày 2-3 nhưng hiện đã dời đến 16-3, mà cũng chưa chắc đó là thời điểm chính xác đi học lại. Mấy hôm rồi tôi mất ngủ vì việc học và làm thêm đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tôi không dám ra đường, còn ở nhà thì không có tâm trạng làm gì cả. Tôi đang nghĩ đến việc xin trường bảo lưu hẳn học kỳ còn lại vì tôi nghĩ với tình hình này thì dịch bệnh ở Hàn Quốc còn khá lâu mới ổn lại được" - K.Minh chia sẻ.
Linh động tìm ra giải pháp
Đối với các bạn học sinh, nhiều bạn cho biết nghỉ càng lâu các bạn càng chán bởi vì phụ huynh đa phần chỉ muốn các bạn quanh quẩn trong nhà. Do tuổi nhỏ, các bạn cũng không có nhiều hoạt động để làm, ra ngoài như các anh chị sinh viên. Dẫu vậy, vẫn có những bạn trẻ đã linh động tìm ra giải pháp.
Đại Nghĩa cho biết kỳ nghỉ ngoài dự kiến giúp bạn có thời gian để làm những việc mà ngày thường hiếm có thời gian làm như đọc sách, chơi thể thao, nghiền ngẫm cách tường thuật tin tức về dịch bệnh của các kênh truyền hình lẫn báo chí. Bên cạnh đó, bạn cũng dành phần lớn thời gian của mình để hoàn thành tại nhà các công việc được giao ở câu lạc bộ nghiệp vụ ở trường.
Tương tự, bạn Dương Tường Trân (sinh viên ĐH Tài chính - marketing TP.HCM) cho biết từ ngày xảy ra dịch bệnh, bạn bắt đầu quan tâm và đọc kỹ hơn các tin tức liên quan đến tình hình dịch bệnh. Nói về việc các trường liên tục dời ngày đi học, bạn cho rằng đó là điều hoàn toàn có thể thông cảm được.
Do là cán bộ Đoàn và quen "chân đi", bạn Vương cho biết luôn tìm việc để làm cho cuộc sống không bị nhàm chán. "Tôi đọc sách nhiều hơn và giúp bố mẹ làm việc nhà. Tôi cũng xem các bộ phim nước ngoài để không quên vốn tiếng Anh và theo học các buổi học online khi trường dạy. Chắc là việc luôn khiến bản thân bận rộn giúp tôi vơi buồn khi lịch đi học liên tục bị dời" - Vương cho biết.
Từng là thủ khoa đầu vào Trường ĐH Y dược TP.HCM nên bạn Võ Minh Quân cho biết những ngày qua bạn liên tục đọc báo, tài liệu để tìm hiểu kiến thức về Covid-19 bên cạnh dành thời gian cho gia đình, bạn bè ở quê.
"Nhưng tôi khá lo lắng về việc kiến thức trên trường... không cánh mà bay. Và giờ có một nỗi lo, hồi hộp khác là không biết lịch đi học của trường có bị dời lần nào nữa không" - Minh Quân hóm hỉnh nói.
Điều khiến K.Minh bức xúc nhất là một số người đồng hương thiếu ý thức đã đùa giỡn trên hoàn cảnh của những du học sinh Việt ở Hàn Quốc. "Tôi không hiểu sao một số người đã bình luận trên Facebook của tôi là "về thì về chứ đừng khuyến mãi thêm mấy em corona nha"" - K.Minh không giấu được sự chán nản.
Từ thành phố Sydney, bạn Nhật Minh (ĐH Macquarie, Úc) cho biết bản thân khá an tâm khi quay lại trường học do có theo dõi cập nhật thông tin về dịch hằng ngày qua kênh thông tin của Chính phủ Úc. "Dĩ nhiên chúng tôi vẫn có sự chuẩn bị phòng tránh dịch cẩn thận, hạn chế đến nơi đông người, rửa tay thường xuyên và luôn chuẩn bị khẩu trang" - Nhật Minh nói.
-
TTO - Sau nhiều lần giảm giá liên tục, giá xăng đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh vào tháng 6-2022 nhưng cước vận tải, nhất là loại hình xe công nghệ như Grab, Be, Gojek..., vẫn chưa giảm giá cước, thậm chí còn tiếp tục tăng giá ở một số tỉnh thành.
-
TTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự chia sẻ với những khó khăn, mất mát, thậm chí hy sinh của cộng đồng doanh nghiệp trong 2 năm qua và gửi lời cảm ơn đến cộng đồng doanh nghiệp đã thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
-
TTO - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 10 (TP.HCM) vừa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Hoàng Trọng An - nhân vật báo Tuổi Trẻ Online điều tra, vạch trần thủ đoạn "hút máu tình nguyện viên" hiến máu tại Viện Tim.
-
TTO - Theo bạn đọc Hoàng Hà, tình trạng taxi, xe ôm bắt khách bát nháo ở sân bay Tân Sơn Nhất dư luận đã phản ánh nhiều lần. Nhưng, thực tế còn có thêm một đội ngũ không thua kém là xe "dù" limousine chở khách từ đây đi Vũng Tàu.
-
TTO - Khu vực thu nhập thấp của Seoul là Sillim vẫn còn ngập sau trận mưa lụt lịch sử, trong khi một số nơi người dân lội trong sình và rác để lượm đồ sót lại. Đối với người dân nơi đây, đợt ngập gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống vốn đã quá chật vật.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận