18/04/2022 14:49 GMT+7

Để học sinh khuyết tật không cô độc

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam 18-4, học sinh khiếm thính ở Trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) có một ngày trải nghiệm vui sau thời gian dài phải ngưng đến trường vì dịch COVID-19.

Để học sinh khuyết tật không cô độc - Ảnh 1.

Những học sinh tiểu học Trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) tham gia hoạt động ngoài trời đầu tiên sau 7 tháng trường đóng cửa vì dịch - Ảnh: VĨNH HÀ

So với những trường phổ thông bình thường, Trường PTCS Xã Đàn phải nỗ lực hơn rất nhiều để bù đắp cho học sinh khoảng thiếu hụt khi không được đến trường trong một thời gian dài.

"Trường có trên 60% số học sinh là người khiếm thính. Đối với trẻ khuyết tật thì thời gian cách ly do dịch COVID-19 còn khó khăn hơn trẻ bình thường. 

Để học sinh khuyết tật không cô độc - Ảnh 2.

Thi kéo co vừa vận động, rèn luyện thể chất, vừa khích lệ tinh thần đoàn kết, hợp tác của các đội chơi. Đây cũng là trò chơi dân gian phổ biến đối với trẻ khiếm thính - Ảnh: VĨNH HÀ

Thời điểm học sinh được trở lại trường gần với dịp kỷ niệm Ngày người khuyết tật Việt Nam nên các thầy cô giáo đã cố gắng để trẻ có một ngày trải nghiệm ý nghĩa. 

Điều chúng tôi muốn hướng đến là không để trẻ khuyết tật cảm thấy cô độc, thiệt thòi. Qua các hoạt động có ý nghĩa, chúng tôi muốn trẻ được rèn kỹ năng, hòa nhập và hơn thế là được khích lệ, có thêm nghị lực sống", thầy Phạm Văn Hoan, hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ.

Để học sinh khuyết tật không cô độc - Ảnh 3.

Trò chơi nhảy với bao bố được học sinh tiểu học và THCS cùng tham gia - Ảnh: VĨNH HÀ

Không chỉ có các hoạt động thể thao, học sinh Trường PTCS Xã Đàn còn thi vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ. Nhiều người bất ngờ với những màn trình diễn của học sinh khiếm thính, nhất là các tiết mục nhảy múa. Trường PTCS Xã Đàn từ lâu đã triển khai thử nghiệm dự án âm nhạc với trẻ khiếm thính. 

Nghe nhạc, nhảy múa theo nhịp điệu là những việc tưởng không tác dụng với trẻ khiếm thính nhưng lại là một trong những giải pháp tích cực để đưa những trẻ khuyết tật này đến gần hơn với cuộc sống bình thường.

Để học sinh khuyết tật không cô độc - Ảnh 4.

Đội cổ động viên là những học sinh lớp 9 Trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội). Các em dùng ngôn ngữ ký hiệu để cổ vũ các bạn thi đấu thể thao - Ảnh: VĨNH HÀ

Để học sinh khuyết tật không cô độc - Ảnh 5.

Những học sinh mặc áo cờ Tổ quốc vui vẻ nói với bạn bè bằng một ký hiệu - Ảnh: VĨNH HÀ

Thiếu giáo viên dạy học sinh khuyết tật hòa nhập Thiếu giáo viên dạy học sinh khuyết tật hòa nhập

TTO - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành giáo dục đặc biệt còn ít, số lượng thường xuyên biến động, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học cho học sinh khuyết tật hòa nhập.

VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên