09/12/2024 10:29 GMT+7

Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt

1h sáng, khi sương còn ướt đẫm trên ngọn cây, nhiều người dân làng chài Nam Ô (TP Đà Nẵng) đã lục tục chuẩn bị đèn pin, găng tay, í ới gọi nhau tiến về ghềnh đá hái rong mứt.

Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 1.

Rong mứt thường xuất hiện trên các ghềnh đá vào tháng 10 đến tháng 12 âm lịch - Ảnh: THANH NGUYÊN

Làng chài Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) nép mình dưới chân đèo Hải Vân. Cứ vào độ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, khi cái lạnh bắt đầu tràn qua sườn đèo cũng là lúc người dân nơi đây bước vào mùa cạo rong mứt.

Theo chân một nhóm phụ nữ làng chài hò nhau đi hái rong mứt. Ai nấy đầu đội đèn, tay đeo găng, mang áo mưa phủ kín, hối hả tiến về phía bãi biển.

Rong mứt có gì độc đáo mà giúp dân làng chài Nam Ô Đà Nẵng kiếm tiền triệu mỗi đêm?

Đường ra bãi rêu gập ghềnh, trơn trượt. Nhóm người vẫn băng băng trên dốc đá, chừng sau 10 phút, bãi rong dần hiện ra trước mắt.

Dưới ánh đèn, từng mảng rong đen lấp lánh ẩn hiện trên mỏm đá sau những đợt sóng trắng xóa. Đối với người đi "ăn mứt" thì đây là "mỏ vàng" trời cho.

"Mứt thường mọc ở nơi sóng đánh mạnh. Đặc biệt loại rêu này mọc trên đá rất trơn. Nếu không quen nghề rất dễ trượt ngã. Nhẹ thì xây xước, nặng thì gãy tay, gãy chân. Thậm chí có nhiều trường hợp mất mạng vì sóng cuốn", chị Huỳnh Thị Trung, người dân làng chài Nam Ô, chia sẻ.

Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 2.

Từ 1h sáng, người dân làng chài Nam Ô (TP Đà Nẵng) đã soi đèn cạo rêu mứt trên ghềnh đá - Ảnh: THANH NGUYÊN

Với một chiếc vợt và một tấm kim loại mỏng, tròn bằng miệng bát, nhóm người nhảy xuống nước bắt đầu công việc.

Để hái được rong, người dân phải ngâm mình dưới nước biển lạnh giá hàng giờ đồng hồ. Chục cánh tay lem nhem, ai nấy cố cào được chừng nào hay chừng đó. Tiếng cạo mứt "rột... rột..." vang lên gần xa hòa vào tiếng sóng.

Hết mẻ bên này, các chị lại băng trên ghềnh đá vươn tới rặng bên kia. Nhiều lúc mãi cạo, có người bị sóng đánh ngã nhào.

Là người hái rong mứt nhiều năm, chị Huỳnh Thị Thà cho biết mứt biển ở Nam Ô được xem là đặc sản, nổi tiếng ngon ngọt không nơi nào sánh bằng.

"Mứt ở đây mọc ở những nơi sóng đánh mạnh, lại vừa gần cửa sông nên ngọt lịm, không bị tanh hay mặn chát như những nơi khác. Đặc biệt, mứt này có thể làm nhiều món ngon như nấu xúp, nấu canh với cá dò...", chị Thà vừa làm vừa nói.

Trung bình mỗi đêm một người có thể hái được khoảng 2-4kg mứt tươi, với giá đầu mùa lên đến 200.000 đồng/kg. Sau khi phơi khô, giá mứt có thể tăng gấp 5-6 lần.

Khi ánh bình minh ló dạng, thủy triều lên cao cũng là lúc người dân hái mứt trở về. Người đi "ăn" mứt ai nấy ướt sũng nhưng vui vẻ vì thành quả là những rổ mứt đầy trên tay, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 3.

Những đợt sóng lớn bất ngờ có thể cuốn phăng người đi cạo rong ra biển - Ảnh: THANH NGUYÊN

Trung bình mỗi đêm một người có thể hái được khoảng 2-4kg mứt tươi, với giá đầu mùa lên đến 200.000 đồng/kg - Ảnh: THANH NGUYÊN

Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 4.
Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 5.
Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 6.

Dụng cụ cạo rong là một chiếc vợt và một tấm kim loại mỏng, tròn bằng miệng bát. Sau những vất vả, thành quả thu được là những rổ mứt đầy - Ảnh: THANH NGUYÊN

Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 10.

Các mỏm đá rêu bám trơn như bôi mỡ. Cô Nguyễn Thị Hoa vừa đứng dậy sau cú trượt chân - Ảnh: THANH NGUYÊN

Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 7.
Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 8.
Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 9.

Để hái được rong mứt họ phải ngâm mình dưới nước biển lạnh giá hàng giờ đồng hồ, đối mặt với nhiều hiểm nguy. Hết mẻ bên này, các chị lại băng trên ghềnh đá vươn tới rặng bên kia. Ai nấy cố cào được chừng nào hay chừng đó - Ảnh: THANH NGUYÊN

Đạp sóng, vượt ghềnh, xuyên đêm hái rong mứt - Ảnh 16.Xóm Việt kiều Campuchia mưu sinh theo mùa nước nổi - Kỳ 1: Dắt díu nhau về tìm hy vọng ở quê hương

Nhiều người gốc Việt cất tiếng khóc chào đời ở biển hồ Tonle Sap, Campuchia, về nước với danh xưng Việt kiều nhưng đa số với bàn tay trắng, không biết chữ, không giấy tờ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên