11/10/2021 19:45 GMT+7

Đằng sau câu chuyện dân về quê: pháp luật người lao động chưa đạt yêu cầu

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TTO - Tại buổi giám sát về việc thực hiện Luật công đoàn năm 2012 tại TP.HCM giai đoạn 2018-2021 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chiều 11-10, nhiều ý kiến nêu về tình trạng nợ lương, trốn đóng, chậm đóng đã ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

Đằng sau câu chuyện dân về quê: pháp luật người lao động chưa đạt yêu cầu - Ảnh 1.

Rất đông người dân về quê bằng xe máy từ TP.HCM - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

"Quyền lợi của người lao động bị xâm phạm khi doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đó là câu chuyện liên quan đến an sinh xã hội mà thành phố phải gánh trong suốt thời gian qua.

Doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động thì người lao động phải được bảo vệ. Họ được doanh nghiệp trả lương một phần hoặc được nâng đỡ bởi các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc. Nhưng nhiều doanh nghiệp đã bỏ lơ.

Chính vì các chính sách pháp luật cho người lao động không đạt yêu cầu nên xảy ra câu chuyện hàng trăm ngàn người lao động bỏ về quê. Do đó, việc thực hiện Luật công đoàn là của cả bộ máy, cơ quan quản lý, tổ chức công đoàn chứ không phải là của chỉ riêng công đoàn", bà Trần Thị Kim Yến - bí thư Quận ủy quận 1, đại biểu Quốc hội - nêu nhận định.

Theo đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM, thời gian qua tình hình sản xuất rất khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp tuân thủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa nghiêm. Tỉ lệ chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 tăng nhiều so với 2020.

"Năm nay, việc khởi kiện các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội bị tắc do vướng mắc nhiều quy định. Việc xây dựng Luật công đoàn về khởi kiện trốn đóng bảo hiểm xã hội cần đơn giản hơn để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động" - đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM nêu ý kiến.

Theo đó, khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn và những quy định chưa hợp lý của Luật công đoàn. 

Đại diện Tòa án TP.HCM đã chia sẻ về một vụ kiện doanh nghiệp vi phạm chính sách pháp luật về quyền lợi của người lao động kéo dài nhiều năm nhưng không thể xử lý do không có tổ chức công đoàn.

"Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn thì công đoàn quận, huyện có được xem là công đoàn cấp trên hay không? Luật công đoàn cần rõ ràng quy định này, ai là người được quyền đại diện cho người lao động khởi kiện?" - đại diện tòa án nêu.

TP.HCM: Người dân về quê sẽ được hỗ trợ nước uống, lương khô TP.HCM: Người dân về quê sẽ được hỗ trợ nước uống, lương khô

TTO - Người dân về các tỉnh miền Bắc, miền Trung sẽ được hỗ trợ nước uống, bánh, lương khô... mỗi phần 200.000 đồng/người. Người dân đi các tỉnh miền Đông, miền Tây được hỗ trợ mỗi phần trị giá 100.000 đồng/người.

VŨ THỦY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên