Đủ loại rác thải do nhiều người ăn xong bỏ lại, chỉ cần một cơn gió nhẹ là bay xuống bờ sen - Ảnh: Hữu Khoa |
Nhìn cảnh vô số loại rác do người dân vứt bừa bãi, rác bay khắp nơi trên đường trên đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) trong dịp lễ Giáng sinh, bạn đọc Anh Quang bày tỏ: "Chuyện này bao nhiêu năm rồi mà ý thức của một bộ phận người dân chúng ta vẫn vậy, vô cảm với việc xả rác,... Đường phố Nguyễn Huệ thì như đường phố bên Tây, còn ý thức chúng ta vẫn trọn tư tưởng tiểu nông. Buồn!
Cùng với tâm trạng như vậy, bạn đọc tên Ngọc bổ sung: "Không chỉ rác tràn ngập trên phố đi bộ mà rác còn được nhiều người ném vào các chậu cây, vườn hoa, các góc khuất ở đó. Chán ghê..."
"Ở Singapore, xả rác 1 lần phạt lên tới $1600. Ý thức được hình thành từ chế tài. Giống như chúng ta phạt đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông vậy. Làm mạnh tay sẽ tốt cả thôi". |
Để hạn chế tối đa tình trạng xả rác nơi công cộng, nhiều bạn đọc đề nghị không thể kêu gọi ý thức nữa mà phải phạt thật nặng để làm gương.
Bạn đọc tên Thuật đề xuất: "Đã đến lúc cần phải phạt nặng hành vi xả rác nơi công cộng. Chỉ khi xót của con người mới thay đổi hành vi được! Đồng tiền đi liền khúc ruột mà. Song song đó, có các biện pháp giáo dục trẻ và tuyên truyền cho người lớn!..."
Cùng với suy nghĩ tương tự, bạn đọc Đoàn Hoà viết: "Khi mọi người còn thiếu ý thức nơi công cộng thì chỉ còn biện pháp phạt thật nặng (như Singapore chẳng hạn) để đưa vào nề nếp. Phạt để người bị phạt không dám tái phạm tạo nên thói quen không chỉ khi đến nơi này mà còn ở các nơi công cộng khác nữa."
Cụ thể, theo đề xuất của bạn đọc Đoàn Hòa TP.HCM có thể thành lập các đội Quy tắc trật tự vệ sinh trực tại phố đi bộ (hoặc các nơi công cộng khác) có quyền phạt tại chỗ mức phạt từ 100.000 - 500.000đ cho hành vi vứt rác bừa bãi...
Bổ sung, bạn đọc Lương Nguyễn Trãi kiến nghị: "Phạt tiền thật nặng và kèm theo là buộc quét dọn sạch cả phố, quay hình ảnh những kẻ vô ý thức đang bị phạt quét rác chiếu lên ti vi để cả nước biết bộ mặt "văn hóa" của chúng. Thật mất thể diện quốc gia!"
Bên cạnh việc phạt thật nặng để làm gương, còn một hình thức khác đó là kêu gọi mọi người ý thức hoặc bêu xấu trước bàn dân thiên hạ để lần sau còn chừa.
Về chuyện này, bạn đọc Lê Quang Sỹ hiến kế: "Với ý thức tệ vô cùng thế này, phố đi Nguyễn Huệ cần gắn 1 màn hình tivi thật to, hoặc mở loa phát thanh thật to, yêu cầu và phổ biến việc không xả rác để "thức tỉnh" mọi người..."
Theo bạn đọc Lê Quang Sỹ, việc làm này tuy có thể xấu hổ với bạn bè quốc tế và những người có ý thức, nhưng cần phải mạnh tay và nếu không tình trạng này cứ "duy trì" mãi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận