08/11/2021 14:23 GMT+7

'Cuộc chiến' Helium-3 giữa Mỹ - Nga - Trung Quốc trong không gian

GIÁ MINH
GIÁ MINH

TTO - Mỹ - Nga và Trung Quốc đang lặng lẽ cạnh tranh vị thế quốc gia đầu tiên khai thác nhiên liệu Helium-3 trong không gian với số lượng nhiều nhất để phát triển các lò phản ứng hạt nhân.

Cuộc chiến Helium-3 giữa Mỹ - Nga - Trung Quốc trong không gian - Ảnh 1.

NASA đang nghiên cứu các căn cứ trên Mặt trăng - Ảnh: NASA

"Không gian vũ trụ là nơi chứa các năng lượng và nguyên liệu thô, từ nhiên liệu Helium-3 trên Mặt trăng đến kim loại nặng và khí dễ bay hơi từ các tiểu hành tinh ở mức gần như vô hạn", nhà phân tích không gian Tim Chrisman cho biết.

Các nhà khoa học cho biết chỉ cần hai khoang chở hàng của tàu con thoi chứa khoảng 40 tấn Helium-3 là có thể cung cấp đủ năng lượng cho Mỹ trong một năm.

Giáo sư Ouyang Ziyuan, nhà khoa học chính của Chương trình thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc, gần đây cho biết, Mặt trăng "rất giàu" Helium-3. Điều này có thể "giải quyết nhu cầu năng lượng của nhân loại trong ít nhất khoảng 10.000 năm".

Một tấn Helium-3 có khả năng tạo ra nguồn năng lượng lớn gấp 1,5 lần năng lượng tạo ra từ bom Tsar Bomba (bom Sa hoàng). Đó là quả bom hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay, có sức công phá lên đến 58 megaton mà Liên Xô thử nghiệm vào năm 1962.

Tsar Bomba có sức hủy diệt lớn gấp 1.350 lần so với các quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống hủy diệt hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Các loại vũ khí hạt nhân thế hệ thứ 4 sử dụng Helium-3 tinh khiết sẽ không gây ra bụi phóng xạ.

Trên Trái đất, chỉ có khoảng 100kg Helium-3 tồn tại trong tự nhiên. Còn có khoảng 600kg Helium-3 tồn tại dưới dạng sản phẩm phụ trong quá trình phân hủy các đầu đạn hạt nhân sử dụng tritium của Mỹ và Nga.

Trong một phỏng vấn của báo Jerusalem Post, ông Chrisman cảnh báo: "Bắc Kinh đang tiến tới những cuộc cách mạng tiềm năng trong việc khai thác nhiên liệu trong không gian. Điều này có thể khiến Mỹ tụt lại phía sau. Trung Quốc có lợi thế trước vì các thành phần kinh tế và quân sự của họ hầu như không thể tách rời".

"Quốc gia nào nhanh tay khai thác được Helium-3 trên Mặt trăng, có thể mở ra khả năng cho những thay đổi mạnh mẽ trong chính trị và kinh tế", ông Chrisman nhấn mạnh.

Sau chuyến lên Mặt trăng của tàu vũ trụ Thường Nga 5 (Chang'e 5), có 13 cơ quan khoa học lớn ở Trung Quốc đang nghiên cứu các loại đá được thu thập từ Mặt trăng, trang tin Space.com đưa tin.

"Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định hàm lượng Helium-3 trong đất Mặt trăng. Các thông số khai thác của Helium-3 cho biết chúng ta có thể chiết xuất heli ở nhiệt độ nào, nhà nghiên cứu Huang Zhixin của Viện Nghiên cứu địa chất uranium ở Bắc Kinh, nói với Đài truyền hình CCTV.

Một nguồn tin của Thời báo Asia Times cho biết, Công ty khai thác không gian Solar System Resources đã ký hợp đồng cung cấp 500kg Helium-3, được khai thác từ Mặt trăng, cho Tập đoàn Hạt nhân Mỹ trong khoảng thời gian 2028-2032.

NASA có kế hoạch xây dựng một căn cứ cố định trên quỹ đạo Mặt trăng được gọi là Gateway. Từ căn cứ này, có thể khai thác các nguồn tài nguyên cần thiết.

Không kém cạnh, Trung Quốc cũng đã hợp tác cùng Nga để xây dựng một cơ sở nghiên cứu trên Mặt trăng.

SpaceX hàn lại ống xả nước tiểu bên trong tàu vũ trụ trước khi đưa tiếp 4 người lên không gian SpaceX hàn lại ống xả nước tiểu bên trong tàu vũ trụ trước khi đưa tiếp 4 người lên không gian

TTO - Tập đoàn công nghệ SpaceX đang phải giải quyết sự cố phát sinh từ nhà vệ sinh bên trong các tàu vũ trụ Dragon để tránh 'rơi rớt' những thứ 'khó nói', trước khi phóng tiếp 4 phi hành gia khác vào vũ trụ.

GIÁ MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên