Trẻ sơ sinh mặc trang phục hình chú chó để đón năm Mậu Tuất ở bệnh viện Paolo Chokchai 4 (Bangkok, Thái Lan) - Ảnh: Reuters
Phong tục đón Tết
Ngoài những hoạt động nhộn nhịp đón Tết thì ngày Tết cổ truyền dân tộc các nước châu Á có nhiều phong tục truyền thống thật thú vị và hấp dẫn.
Phong tục ngày Tết các nước châu Á đa dạng và phong phú, được tổ chức ở Trung Quốc, Việt Nam (nơi nó được gọi là Tết) cho tới Lào, Campuchia, Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc... và trong các cộng đồng người Hoa trên khắp thế giới.
Chẳng hạn, người Nhật rải đậu khô trong các phòng vào dịp Tết để xua đuổi tà ma.
Còn tại Campuchia, ngày Tết cổ truyền được gọi là lễ hội mừng năm mới Chual Chnam Thmey thường kéo dài trong ba ngày, từ 14 đến 17-4-2017. Trong những ngày này, mọi người dành thời gian để vui chơi, lên chùa cầu nguyện, ngoài ra còn nhảy điệu múa Apsara và thưởng thức chum rượu thốt nốt thơm lừng.
Trong khi đó, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok trong các buổi họp mặt gia đình hay dạo chơi vào ngày Tết.
Bao lì xì màu đỏ 2018 in hình linh vật "chú Tuất" - Ảnh: Getty
Lì xì ngày Tết
Tuy phong tục ngày Tết các nước châu Á có khác nhau nhưng đều có điểm chung là gia đình sum vầy ăn bữa cơm Tất niên, cúng giao thừa và đi chơi xem bắn pháo hoa, tục xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi và lễ chùa cầu may mắn đầu năm.
Đặc biệt là trẻ em, Tết đến mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Sau đó, chúng thích thú khi nhận được bao lì xì màu đỏ (hay hồng bao) và nghe người lớn chúc học giỏi, ngoan, mau lớn.
Vào những ngày đầu năm mới, người dân khắp phố phường các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Singapore... bắt gặp hình ảnh con rồng xinh đẹp làm bằng giấy, lụa và tre được nhóm người giữ trên cao và thực hiện động tác uốn lượn khi họ đi dọc theo các tuyến đường đón mừng năm mới.
Người Trung Quốc sẽ chơi Tết đến ngày 2-3-2018 - thời điểm kết thúc lễ hội đèn lồng vào ngày rằm tháng 1, cùng với đó là các hoạt động văn hóa Tết tưng bừng diễn ra khắp nơi.
Lễ hội mùa xuân với tiết mục múa rồng ở Ankang, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc - Ảnh: Getty
Trong khi đó tại Việt Nam, nhiều phong tục diễn trước ngày Tết cổ truyền như lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, thăm mộ tổ tiên, nấu bánh chưng, bánh tét, đi chợ hoa, mua hoa về chưng Tết, lễ Tất niên và đón giao thừa.
Vào ngày 2-3 Dương lịch cũng là ngày người Việt Nam đón Tết nguyên tiêu. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu nguyện sự an lành cho bản thân và gia đình.
Vào những ngày giáp Tết, người dân miền bắc Việt Nam lựa chọn hoa đào mua về nhà chưng Tết. Ảnh chụp tại Hà Nội - Ảnh: AFP
Bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết nguyên đán bắt nguồn từ phong tục đốt cháy thân tre để xua đi những điều không may mắn trong năm mới.
Thời điểm này đang vào những ngày bận rộn cuối năm, người dân Việt tích cực hoàn thành các công việc còn làm dang dở trong năm. Sau đó họ dành thời gian cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, sum họp và đón Tết cổ truyền vào ngày 16-2-2018 Dương lịch.
Một truyền thống đón Tết thú vị của người châu Á phát hành bộ tem tết in hình con giáp của năm mới.
Tem tết được phát hành để phục vụ mọi người gửi thư, quà, tặng phẩm, bưu thiếp chúc mừng người thân dịp tết cổ truyền của dân tộc, điều đó càng có ý nghĩa với những người xa Tổ quốc.
Bộ tem Tết in hình linh vật chú chó của Hàn Quốc - Ảnh: philatelynews
Bộ tem Tết in hình linh vật chú chó của Đài Loan - Ảnh: philatelynews
Người sinh năm Tuất "có trách nhiệm, trung thành và trung thực"
Theo huffingtonpost.ca, những người sinh năm con chó có có tính cách "biết thông cảm, nghiêm túc, có trách nhiệm trong công việc, trung thành và trung thực".
Những người sinh năm con chó, mệnh Mộc (Earth Dog) nổi tiếng gồm có nữ hoàng nhạc pop Madonna (sinh năm 1958), ca sĩ Michael Jackson (1958-2009).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận