19/02/2023 18:11 GMT+7

Cực quang màu đỏ hiếm bùng nổ ở châu Mỹ, châu Âu và kéo dài đến ngày 19-2

Những cơn bão địa từ xuất phát từ các vụ nổ plasma trên Mặt trời chiếu về Trái đất, khiến cực quang màu đỏ bùng nổ ở Canada, miền bắc Mỹ và châu Âu.

Cực quang màu đỏ hiếm bùng nổ ở châu Mỹ, châu Âu và kéo dài đến ngày 19-2 - Ảnh 1.

Bầu trời Bắc Âu và Canada xuất hiện cực quang đỏ hiếm gặp vào giữa tháng 2-2023 - Ảnh: Space.com

Một luồng plasma Mặt trời đã đến Trái đất vào đêm 16-2 (giờ địa phương) làm tăng thêm các hạt từ gió Mặt trời vào trong bầu khí quyển. Đồng thời, kích hoạt cực quang màu đỏ hiếm gặp trên khắp các khu vực rộng lớn của Canada, bắc Mỹ và châu Âu.

Các nhà dự báo thời tiết không gian hứa hẹn sự kiện cực quang sẽ tiếp tục bùng nổ nhiều hơn nữa, ít nhất cho đến hết ngày 19-2.

Twitter gần như tràn ngập những hình ảnh và tài khoản của những người quan sát bầu trời, về những lần nhìn thấy cực quang ngoạn mục trong những ngày qua.

Làn sóng cực quang mới nhất này đặc biệt nổi bật, vì nó xuất hiện với sắc thái đỏ hiếm gặp. Nó đòi hỏi các hạt gió Mặt trời phải có nồng độ cao để xâm nhập sâu hơn vào bầu khí quyển của Trái đất.

Cực quang màu đỏ hiếm bùng nổ ở châu Mỹ, châu Âu và kéo dài đến ngày 19-2 - Ảnh 2.

Cực quang đỏ ở thành phố Québec, bang Montréal, Canada - Ảnh: Space.com

Nhà săn cực quang Mike MacLellan tại Québec, Canada chụp được một số bức ảnh khác thường về đường chân trời rực sáng với màu xanh lá cây giống như đèn neon sáng chuyển thành màu cam, đỏ và tím ở phía trên bầu trời và chia sẻ chúng với trang tin Space.com.

Những lần nhìn thấy cực quang màu đỏ tương tự cũng được các nhiếp ảnh gia ở Scotland và Na Uy thông báo.

"Không có lời nào cho buổi biểu diễn đêm qua của cực quang ở Kåfjorddalen, Na Uy", người theo đuổi cực quang Adrien Mauduit viết tweet: "Vụ nổ giống như pháo hoa phía trên phong cảnh phủ đầy tuyết".

Một trong những bức ảnh của anh Mauduit cho thấy ánh sáng hình con bướm có màu cam, hồng và tím sáng trên đỉnh núi đá.

Cực quang màu đỏ hiếm bùng nổ ở châu Mỹ, châu Âu và kéo dài đến ngày 19-2 - Ảnh 3.

Cảnh Mặt trời mọc vào mùa đông được tăng cường bởi ánh sáng xanh lục và tím - Ảnh: Space.com

Anh Dan Tanner đến từ Alberta, Canada, đã chia sẻ một bức ảnh chụp cảnh Mặt trời mọc vào mùa đông được tăng cường bởi ánh sáng xanh lục và tím chiếu sáng bầu trời lúc bình minh.

"Chà!! Khung cảnh vô cùng ấn tượng sáng nay ở trung tâm Alberta!", anh Tanner viết trên Twitter.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư và người dùng Twitter Cogie_s đã chia sẻ một loạt hình ảnh ngoạn mục về cực quang xanh và đỏ ở Scotland.

Tình trạng bùng nổ cực quang dự kiến sẽ tiếp tục và thậm chí có thể trở nên dữ dội hơn khi một vụ phun trào khối vành nhật hoa (CME), một vụ nổ plasma từ tầng khí quyển phía trên của Mặt trời phun trào đến Trái đất ngày 18-2.

Bão địa từ tạo ra cực quang dự kiến sẽ kéo dài cho đến ít nhất là ngày 19-2.

Những chùm cực quang màu đỏ và xanh lá cây "nhảy múa" ở phía bắc Duluth, Minnesota, Mỹ - Ảnh: Bob King/duluthnewstribune.com

Những chùm cực quang màu đỏ và xanh lá cây "nhảy múa" ở phía bắc Duluth, Minnesota, Mỹ - Ảnh: Bob King/duluthnewstribune.com

Trước đó vào đêm 14-2-2023, nhiếp ảnh gia chuyên chụp cực quang Vincent Ledvina đã chụp được loạt ảnh cực quang ngoạn mục ở Alaska. "Một trong những đêm cực quang đẹp nhất đời tôi, có lẽ là tuyệt nhất", ông thốt lên - Ảnh: Vincent Ledvina/Space

Trước đó vào đêm 14-2-2023, nhiếp ảnh gia chuyên chụp cực quang Vincent Ledvina đã chụp được loạt ảnh cực quang ngoạn mục ở Alaska. "Một trong những đêm cực quang đẹp nhất đời tôi, có lẽ là tuyệt nhất", ông thốt lên - Ảnh: Vincent Ledvina/Space

Cực quang làm hổng một lỗ rộng 400km trong tầng ozone của Trái đấtCực quang làm hổng một lỗ rộng 400km trong tầng ozone của Trái đất

TTO - Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện tác động của các cực quang proton bị cô lập, gây ra một lỗ hổng rộng gần 400km trong tầng ozone của Trái đất.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên