Thứ 3, ngày 9 tháng 3 năm 2021
Công ty thủy điện phải bỏ tiền cho tỉnh 'vá' bờ sông
TTO - Sau nhiều năm "thả nổi" cho hoạt động khai thác cát, thủy điện khiến dòng sông Krông Nô sạt lở nghiêm trọng, chính quyền tỉnh Đắk Nông đã và đang tìm đủ giải pháp để "vá" lại bờ sông…

Sông Krông Nô đoạn qua xã Nâm N'Đir bị sạt lở rất nghiêm trọng - Ảnh: TRUNG TÂN
Theo kết quả khảo sát của UBND tỉnh Đắk Nông, trên dòng sông Krông Nô (sông Bố, một nhánh của sông Sêrêpốk) có 19 điểm sạt lở nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có hai tác nhân chủ yếu là khai thác cát và thủy điện Buôn Tua Srah xả nước chạy máy.
Đến nay, tỉnh đã cắm biển cấm khi thác cát ở những điểm xung yếu, dễ gây sạt lở dọc bờ sông. Các công ty khai thác cát, Công ty thủy điện Buôn Kuốp - đơn vị quản lý thủy điện Buôn Tua Srah cũng đã chịu bỏ tiền để tỉnh xây kè đá, gia cố bờ sông…
Ông Trần Đăng Ánh - phó chủ tịch UBND huyện Krông Nô - cho biết thêm một số đơn vi khai thác cát làm sạt lở ruộng đất của dân đã thỏa thuận bồi thường cho từng hộ.
Những điểm nào do doanh nghiệp khai thác cát gây sạt lở họ cũng thỏa thuận sẽ khắc phục, không để tái diễn tình trạng sạt lở.
Riêng Công ty thủy điện Buôn Kuốp đã thống nhất sẽ hỗ trợ địa phương kè chống các điểm sạt lở do việc xả nước chạy máy thủy điện gây ra...

Hàng chục ngàn mét vuông đất của các hộ dân dọc bờ sông đã bị "hà bá" nuốt chửng nhưng chưa được bồi thường thỏa đáng - Ảnh: TRUNG TÂN

Đoàn cán bộ của Công ty thủy điện Buôn Kuốp đi khảo sát các điểm sạt lở dọc bờ sông - Ảnh: TRUNG TÂN
"Tuy nhiên, việc lập kế hoạch, dự án… cho đến khi doanh nghiệp này thực hiện việc thi công kè chống rất mất thời gian, có thể đến 2019 mới thực hiện. Vì vậy, UBND huyện Krông Nô đã đề xuất chủ trương huyện sẽ làm chủ đầu tư, kè chống những đoạn xung yếu trước để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở nghiêm trọng hơn trước mùa mưa 2018" - ông Ánh cho biết.
Theo ông Ánh, hiện công ty đã thống nhất hỗ trợ cho huyện 6 tỉ đồng để thực hiện kế hoạch nêu trên.
Cụ thể, các đơn vị sẽ ưu tiên xử lý khẩn cấp hai khu vực xung yếu đang bị sạt lở mạnh, với tổng chiều dài gần 1km, đoạn qua xã Nâm N’Đir (Krông Nô). Đơn vị thi công sẽ gia cố khu vực sạt lở bằng việc đóng cọc tre bên ngoài, sau đó gia cố bằng đá bên trong và đắp đất đầm chặt.
Công trình dự kiến triển khai vào cuối tháng 6 và hoàn thành trong tháng 8-2018, trước cao điểm mùa mưa lũ năm 2018.

Một đoạn sông bị sạt lở nặng đã được gia cố tạm thời đầu năm 2018 - Ảnh: TRUNG TÂN

Người dân thu hoạch "chạy" dây khoai lang non vì sợ đất bị sụt lở, mất "cả chì lẫn chài" - Ảnh: TRUNG TÂN

Theo UBND huyện Krông Nô, nhiều đoạn sông tiếp tục sẽ sạt lở nếu không kè chống kịp thời - Ảnh: TRUNG TÂN
"Hiện huyện đang lập thủ tục để đấu thầu công khai theo quy định. Khi thi công ở những đoạn xung yếu sẽ kè đá từ đáy sông lên cao khoảng 3m (giai đoạn 1). Công ty thủy điện Buôn Kuốp sẽ tiếp tục kè chống giai đoạn 2 hoàn chỉnh.
Đồng thời, doanh nghiệp đã thống nhất sẽ khảo sát những điểm sạt lở khác (ít nghiêm trọng hơn) để có phương án khắc phục, kè chống đảm bảo an toàn cho bờ sông" - ông Ánh thông tin.
-
TTO - Theo bản tin 18h chiều 8-3 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, có 12 ca mắc COVID-19 mới với 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Bình Dương, Ninh Thuận và TP.HCM.
-
TTO - Chiều nay 8-3, UBND TP.HCM vừa có văn bản cho phép mở cửa lại cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ karaoke, quán bar, vũ trường nhưng phải tăng cường tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
-
TTO - Sáng 8-3, anh Nguyễn Văn Lộc, người trong clip dừng xe đột ngột va quẹt xe Mercedes trên cầu Bình Phước 2, đã nhận xe máy mới từ anh Huỳnh Bảo Toàn (chủ xe) và bộc bạch câu chuyện khiến người nghe không khỏi chạnh lòng.
-
TTO - Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đề nghị Sở Tư pháp TP.HCM chỉ đạo rà soát, cung cấp tài liệu là các hợp đồng công chứng ở TP.HCM từ 1-1-2018 đến nay của cha con ông Trần Quí Thanh và nhiều cá nhân phục vụ điều tra.
-
TTO - Thời gian gần đây, nhiều người phản ảnh bỗng dưng thành con nợ, các ngân hàng và cả công ty tài chính cũng gặp nạn khi nhiều vụ kẻ xấu làm giả tinh vi chứng minh nhân dân, cả hộ khẩu để rút tiền.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận