Cũng có bạn đọc cho rằng khi cảm thấy bơ vơ giữa đời thực vì thiếu vắng những mối quan hệ, chính thế giới ảo giúp họ cảm thấy mình còn đang sống. Công nghệ trở thành điểm tựa tuyệt vời cho những người chưa có cuộc sống hạnh phúc trong đời thực?
Vậy đâu là cái nhìn công bằng trong mối dây liên hệ giữa công nghệ với nỗi cô đơn thời đại số?
Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc theo dõi các ý kiến sau và chia sẻ quan điểm riêng.
Bạn có thể sống không cần công nghệ?Đời không công nghệ, đời vô nghĩa?Bạn cô đơn: đừng đổ lỗi công nghệ
Phóng to |
Tôi tìm được một nửa từ thế giới ảo
Tôi theo học ngành văn chương nghệ thuật nhưng có niềm say mê lớn với công nghệ. Tôi thường xuyên ghé thăm các diễn đàn về công nghệ để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích.
Điều kiện của bản thân chưa cho phép tôi sở hữu những sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất. Tuy nhiên ngay từ khi chưa có laptop, chỉ với chiếc điện thoại di động cũ kỹ tôi đã biết truy cập Internet và cài đặt những ứng dụng java cho điện thoại như phần mềm chat, từ điển Anh - Việt…
Công nghệ giúp tôi biết mình còn sống Công nghệ không có lỗi. Đối với tôi, đó là cách duy nhất để được nói tiếng người, để được biết mình còn sống. Tôi cô đơn, chưa hề biết bạn bè là gì. 25 tuổi, cuộc đời chỉ là ăn đòn của mẹ, học, đi làm. Tôi luôn thấy cô đơn. |
Tôi thường xuyên tham gia các diễn đàn, mạng xã hội. Và ở mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, tôi đã tìm thấy một nửa của mình. Nói ra điều này nhiều người sẽ cho rằng ảo quá, nhưng có những mối quan hệ thật xuất phát từ thế giới ảo như thế.
Tôi và anh quen nhau vì tham gia cùng hội nhóm, cùng quản lý một số fanpage trên Facebook. Tình yêu của chúng tôi xuất phát từ sự đồng cảm, khi đọc được những dòng Note của nhau. Cho đến nay, mối quan hệ của chúng tôi đã kéo dài được gần hai năm và anh cũng đã vượt hàng ngàn cây số từ TP.HCM ra Hà Nội thăm tôi.
Bạn bè trước đây vốn phản đối tình yêu của tôi giờ ai cũng ủng hộ và chúc phúc. Cũng trong hội nhóm của chúng tôi, những buổi offline đã khiến các thành viên có cơ hội gặp gỡ ngoài đời và mở rộng các mối quan hệ. Tôi thấy vui khi được gặp gỡ những người bạn trên Facebook, ở ngoài đời rất nhiều người trong số họ là những người thành đạt.
Cũng thông qua Facebook, tôi tìm lại được những người bạn cũ đã bị mất liên lạc một thời gian.
Mạng xã hội có hẳn là thế giới ảo đầy những cạm bẫy, lừa lọc như nhiều người vẫn nghĩ? Cái đó còn phụ thuộc vào cái nhìn của mỗi người.
Tôi cho rằng cái gì cũng có ưu điểm và nhược điểm, nếu như chỉ nhìn vào một mặt ta sẽ có cái nhìn phiến diện. Tôi không phủ nhận những hậu quả do công nghệ gây ra như khiến con người thụ động hơn, sống trong thế giới ảo, ít vận động, ngại giao tiếp… Như vậy, vấn đề ở đây là con người tiếp nhận và sử dụng công nghệ thế nào.
Tôi có một cô bạn hễ về đến phòng là bật laptop lướt web, duyệt Facebook. Thế nhưng đừng nghĩ cô ta nghiện Internet và chìm đắm trong thế giới ảo đó. Cô ấy vẫn dành thời gian đi học, đi chơi cùng bạn bè và khi về phòng thì share những bức ảnh của mình lên mạng để bạn bè cùng xem và bình luận. Có nhiều bạn đi du học ở nước ngoài cũng thông qua mạng xã hội để chia sẻ với người thân, bạn bè trong nước. Tôi thấy Internet là phương tiện liên lạc rất tiện dụng và rẻ tiền.
Hiện nay việc truy cập Internet không phải là điều quá khó khăn, sóng WiFi được phủ rộng khắp, đa dạng phương thức kết nối; ngay cả những người ở quê tôi cũng biết cài GPRS cho điện thoại để đọc báo. Bản thân tôi khi đi học ở thành phố thì thường xuyên truy cập Internet với mức độ cao, thế nhưng cuộc sống của tôi không bị phụ thuộc hoàn toàn vào mạng Internet.
Khi về nhà, tôi không có điều kiện vào mạng thường xuyên do nhà tôi ở một vùng núi cao, sóng di động còn chập chờn. Tuy vậy thỉnh thoảng tôi vẫn dò sóng và dùng kết nối GPRS để kiểm tra email, cập nhật thông tin kịp thời.
Vậy, có điều gì đó không thỏa đáng khi “kết tội” công nghệ là nguyên nhân khiến cho con người cảm thấy cô đơn. Thật không công bằng khi con người vất vả để phát minh những công nghệ tiên tiến rồi lại chỉ trích những sản phẩm do mình tạo ra. Công nghệ vốn vô tri vô giác, nó không có tội. Nó có thể có ích hoặc có hại tùy vào việc con người sử dụng nó như thế nào.
Hãy sử dụng công nghệ như công cụ phục vụ bạn, đừng tự biến mình thành nô lệ của nó. Như vậy bạn sẽ không phải than vãn rằng Tôi cô đơn vì... công nghệ.
Tựa vào công nghệ để vơi nỗi cô đơn Khi đọc bài Tôi cô đơn vì... công nghệ của bạn Ái Lê, tôi nhớ tới lời bài hát đã từ rất lâu: “..những trang web không làm thôi nhớ, những trang web hôm nào giữa cô đơn. Triệu thông tin vẫn nghe lạc loài, thèm một mùi hơi ấm người… ”. Khi bài hát này ra đời tôi chưa hề “đụng” tới thế giới số. Nhưng tôi vẫn cứ tưởng tượng có khi nào đó mình sẽ giống như nhân vật trong bài hát, lạc loài và thèm hơi ấm. Nhưng sự tưởng tượng ấy kèm theo sự làm chủ của bản thân. Phát triển là xu thế tất yếu của xã hội. Sự xâm nhập của công nghệ thông tin vào đời sống là điều hiển nhiên. Có nên so sánh không khi nói rằng những lá thư viết bằng tay sẽ tình cảm hơn là viết bằng email? Tất nhiên là nó sẽ tình cảm và gần gũi hơn vì những giá trị mà ta đã gắn bó.
Nhưng không vì vậy mà chúng ta cặm cụi ngồi viết thư tay trong khi máy tính và WiFi đầy rẫy ngoài kia. Chỉ cần 5 phút, bố mẹ chúng ta ở quê có thể nhận được tin tức con cái thay vì 5 ngày. Nhưng nếu bạn muốn gần gũi, muốn mới lạ, hay một cái gì đó thân thương, bạn vẫn có thể âm thầm gửi cho cô bạn gái, cho bố mẹ mình một lá thư tay trong hàng chục lá thư điện tử. Đó là điều rất tuyệt vời. Chưa bao giờ tôi từ bỏ tác dụng của thế giới số hay nói rằng giá không có công nghệ thì hay hơn. Vì cái mang lại lợi ích cho xã hội thì đương nhiên nó phải mang lại giá trị cho chúng ta. Với thế giới số, mỗi con người chúng ta xâm nhập vào nó thay vì nói nó xâm nhập vào đời sống của chúng ta. Nói thế có nghĩa là mỗi chúng ta sẽ tự làm chủ “sự cô đơn” của chính mình. Bạn nói rằng bạn sung sướng khi có một người bạn tới thăm thay vì chỉ là một cuộc điện thoại. Đó là sự gần gũi, thân thiết đến ấm lòng mà ai cũng cảm nhận được. Nhưng khi người bạn đó về, chúng ta gọi một cuộc điện thoại hỏi bạn về tới nơi chưa thay vì ta cứ thấp thỏm, cứ lo âu. Những cái ảo mà mang lại giá trị thực. Thay vì chỉ nói chuyện qua mạng, sao chúng ta không bấm nút tắt máy tính, diện một bộ đồ thật đẹp, lên xe và tới một quán cà phê nào đó cùng trò chuyện? Hay chúng ta không có xe, chưa sắm bộ đồ mới, hay gương mặt đang bị mụn... nên không muốn tiếp xúc bạn bè? Đó là cả vấn đề. Cái gì mới thường hấp dẫn, thu hút. Cái đẹp là cái luôn mang lại giá trị. Công nghệ số cũng vậy, nó đẹp vì mang lại lợi ích về vật chất và rồi chúng ta kết tinh nó thành những giá trị tinh thần. Ai cũng biết có những mối tình, những đám cưới mà cô dâu, chú rể ở hai phương trời khác nhau. Nhờ công nghệ họ đến với nhau và có cuộc sống hạnh phúc. Hay những đôi bạn trẻ “yêu xa”, nhưng ngày nào cũng nhìn thấy nhau, cùng trò chuyện để vơi nỗi nhớ. Bao nhiêu câu chuyện cảm động, những hình ảnh thực tế trên mạng từng làm rung động hàng triệu con tim. Từ đó làm cho chúng ta biết thế giới có bao điều đáng sống và thấy yêu đời hơn. Với tôi, khi quen một người bạn qua Facebook, Yahoo, tôi thường hỏi địa chỉ, số điện thoại của họ. Nếu ở gần, có cơ hội tôi sẽ gặp họ khi rảnh rỗi. Còn nếu ở xa, khi đi chơi, đi công tác, đến một địa phương nào tôi lại “lục lại bộ nhớ” xem mình có ai ở đây không và gọi cho họ. Đó là sự kết nối tuyệt vời mà công nghệ số mang lại. Nếu chúng ta có một công việc ổn định, có một cuộc sống thực hạnh phúc thì chúng ta có 8 tiếng một ngày ở cơ quan, tối đến có một gia đình nhỏ với bao điều để quan tâm. Nhưng với những ai có cuộc sống thực không mấy suôn sẻ thì việc “dựa dẫm” vào thế giới ảo là điều khó tránh khỏi. Vì thế hãy tự tạo ra cho mình một thế giới thực có ý nghĩa trước khi chúng ta dựa vào thế giới ảo để sống. Hãy là chính mình thì chắc chắn chúng ta sẽ không cô đơn trong cuộc sống hiện đại. |
Công nghệ có bao giờ khiến bạn cảm thấy cô đơn không? Thời gian "chia tay" công nghệ dài nhất của bạn là bao lâu? Bạn cảm thấy sống ý nghĩa hơn hay "bứt rứt không yên"? Chúng ta nên dành cuộc đời mình cho công nghệ như thế nào là hợp lý? Mời bạn chia sẻ trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây hoặc gửi về email tinhyeuloisong@tuoitre.net.vn (vui lòng gõ có dấu tiếng Việt). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận