Thứ 2, ngày 12 tháng 4 năm 2021
Con người có thể sinh sản giữa các vì sao?
TTO - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang cố gắng tìm ra câu trả lời này bằng việc gửi tinh trùng người lên vũ trụ để nghiên cứu.

Các nhà khoa học đang cố tìm hiểu xem con người có thể sinh sản trong vũ trụ hay không - Ảnh: Getty Images
Ngoài ra các mẫu tinh trùng bò cũng được gửi vào không gian phục vụ nghiên cứu.
Các mẫu tinh trùng dùng trong thí nghiệm Micro-11 đã được chuyển đến Trung tâm Không gian Kennedy của NASA ở Florida, nơi các nhà khoa học khởi động chương trình nghiên cứu trên Trạm không gian quốc tế (ISS) đầu tháng 4-2018.
Trên website chính thức của mình, NASA cho biết Micro-11 được tiến hành nhằm kiểm tra tác động của môi trường không trọng lực lên tinh trùng và liệu rằng con người có thể sinh sản giữa các vì sao hay không.
Chương trình do Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tại Silicon Valley, California thực hiện.
Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Joseph Tash (ĐH Kansas), cho biết: "Vì chúng ta có kế hoạch định cư trong vũ trụ, trên Mặt Trăng, Sao Hỏa hay những thiên thể khác nên câu hỏi chắc chắn phải trả lời là liệu động vật, con người có thể tồn tại qua nhiều thế hệ hay không".

Tinh trùng bò xem dưới kính hiển vi. Các tế bào được nhuộm bằng đầu dò huỳnh quang nhằm xác định phản ứng acrosome (chuẩn bị cho tinh trùng thụ tinh trứng) có xảy ra hay không - Ảnh: NASA
Trong lớp thú, bao gồm con người, sự thụ tinh xảy ra khi tế bào tinh trùng bơi về phía trứng và kết hợp. Để làm như vậy, tinh trùng phải được kích hoạt để di chuyển; khi đến gần trứng, tinh trùng cần di chuyển nhanh hơn, màng tế bào phải lỏng hơn để cho dịch đi qua.
Cuộc điều tra trước đó cho thấy môi trường vi trọng lực (mức trọng lực thấp) đẩy nhanh quá trình kích hoạt tinh trùng bò và nhím biển, nhưng làm chậm và giảm đáng kể khả năng tinh trùng kết hợp với trứng. Điều này có thể ngăn cản việc thụ tinh trong vũ trụ vốn không trọng lực.
Đội ngũ nhà khoa học tại Trạm Không gian quốc tế sẽ rã đông các mẫu tinh trùng, bổ sung hợp chất để kích hoạt tinh trùng, sau đó theo dõi và gửi kết quả về ĐH Kansas cho các nghiên cứu sau.
-
TTO - 'TP.HCM phải dồn sức tập trung kiểm soát chặt người nhập cảnh trái phép. Khả năng dịch COVID-19 xâm nhập vào TP.HCM từ nước bạn là rất lớn', Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong lưu ý tại cuộc họp sáng 12-4.
-
TTO - Ông Đỗ Văn Chiến vừa được hiệp thương, cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay ông Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Phó chủ tịch thường trực Quốc hội.
-
TTO - 'Bữa đó, có nhiều người không phải chuyên ngành cát tham gia đấu giá mỏ cát, không hiểu thông số "R" (thông số cấp quyền khai thác khoáng sản)', ông Trần Lĩnh Nam - giám đốc Công ty TNHH khai thác vật liệu Trầm Tích kể.
-
TTO - Clip ghi cảnh nam thanh niên chữa bệnh câm điếc bằng cách đập vào tai, rút lưỡi… khiến bệnh nhân đau đớn. ‘Thần y’ mới này được công an xác định là một sinh viên, quê ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi.
-
TTO - Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Campuchia cảnh báo Campuchia, láng giềng với Việt Nam, đang bên bờ vực thảm kịch quốc gia do dịch COVID-19 và kêu gọi người dân đón tết Khmer tại nhà.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận