30/03/2018 14:53 GMT+7

'Con nghiện shopping' cai khó khăn như thế nào?

THÚY NGUYỄN (theo Indepedent)
THÚY NGUYỄN (theo Indepedent)

TTO - Sau khi nhận ra đã mua 54 cuốn sách mà chưa đọc, cô gái người Anh quyết định cai mua sắm trong một năm, và cho đi những gì mình có.

Con nghiện shopping cai khó khăn như thế nào? - Ảnh 1.

Trong một năm cai nghiện mua sắm, Flanders cho rất nhiều đồ dư thừa - Ảnh minh họa: istock

Cait Flanders là tác giả cuốn sách The Year of Less: How I Stopped Shopping, Gave Away My Belongings, and Discovered Life Is Worth More Than Anything You Can Buy in a Store (Một năm ít đi: Tôi đã ngừng mua sắm như thế nào, cho đồ ra sao, và phát hiện cuộc sống giá trị hơn bất kỳ những gì bạn có thể mua được ở cửa hàng).

Sau những trận mua sắm điên cuồng, Cait Flanders chợt nhận ra rằng mua những món đồ mới không hề làm cô cảm thấy vui hơn, và rằng cô sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc trong những món vật chất.

Đống sách chưa đọc tới, hay hầu hết những món đồ Flanders cho đi, đều là sản phẩm của những lần mua sắm ngẫu hứng không cần thiết.

"Tôi có thể ngay lập tức vào một trang web và mua sách mà không xác định khi nào mình sẽ thực sự đọc tới", cô chia sẻ.

Khi cô bắt đầu xem lại những gì mình có, cô nhận ra nhiều món đồ không hề phản ánh con người mình.

"Các cuốn tiểu thuyết kinh điển, như thể tôi là một người thú vị nếu tôi đọc chúng. Hay một chiếc máy ảnh mà tôi muốn mình là người chụp ảnh đẹp hơn", cô kể về những món đồ đã mua.

Sau khi ngộ ra điều này và phân loại đồ theo 2 dạng: con người hiện tại, và con người muốn trở thành, Flanders bỏ đi những món đồ cô không thực sự thích.

Bằng cách này, cô đã loại bỏ 70% đồ đạc. Flanders cai hẳn kiểu mua sắm phù phiếm, trừ những thứ thiết yếu như nhu yếu phẩm, quà tặng, và trải nghiệm.

Flanders trải qua một năm không mua sắm dù không dễ dàng gì thay đổi thói quen. "Sáu tháng đầu tôi vẫn nghĩ về chuyện mua sắm. Sau sáu tháng, mọi thứ dễ dàng hơn. Tôi tự nhủ, mình có thể làm được điều này trong một năm".

Tuy nhiên, Flanders cũng vi phạm nguyên tắc 2 lần trong năm đó. Lần đầu là khi một người bạn đến thăm và nhờ cô mua một cốc cà phê. Cô quên mất cà phê cũng nằm trong danh sách cấm cho tới khi người bạn hỏi về việc cai nghiện shopping của cô.

Con nghiện shopping cai khó khăn như thế nào? - Ảnh 2.

Flanders từng quên là mình đang "cai nghiện". Cô đặt mua đồ online nhưng kịp hủy - Ảnh minh họa: istock

Lần thứ hai là vào ngày Black Friday, khi máy đọc sách Kindle đang giảm giá. Trong một phút yếu lòng, Flanders mua một chiếc mới để thay cái cũ, nhưng rồi cô huỷ đặt hàng sau đó.

Bù lại, Flanders đi du lịch nhiều hơn nhờ vào số tiền tiết kiệm được. Cô vẫn phải kiềm chế mua đồ lưu niệm bằng cách tự nhủ: "Điều làm mình nhớ hơn là những gì mình chụp lại được".

Sau một năm "cai nghiện", Flanders học được một bài học quan trọng về mua sắm. "Shopping hay mua những món đồ mới chỉ mang lại niềm vui ngắn ngủi, không có ích về lâu dài", cô chia sẻ.

Flanders khuyên những ai muốn cai nghiện shopping không nên dừng một cách đột ngột: "Đừng lo về chuyện cai lúc đầu, chỉ cần theo dõi việc mua sắm trong 30 ngày và hỏi bản thân, liệu mình có thực sự hạnh phúc với số tiền bỏ ra hay không, và tiền đó đi đâu mất. Mua sắm không xấu, nhưng mọi người khác nhau ở chỗ họ mua gì", cô kết luận.

Thăm dò ý kiến

Bạn có nghĩ mình nghiện mua sắm?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Thành tích học tập bỗng dưng tăng vọt, học sinh bị tâm thần Thành tích học tập bỗng dưng tăng vọt, học sinh bị tâm thần

TTO - Một sự đột phá trong kết quả học tập cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tâm thần, như triệu chứng của một học sinh cấp 3 ở Hàng Châu, Triết Giang, Trung Quốc.

THÚY NGUYỄN (theo Indepedent)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên