03/04/2015 06:00 GMT+7

Có nên gắn camera trên mũ cảnh sát giao thông?

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY

TTO - Đề xuất trang bị 200 camera gắn trên mũ bảo hiểm của cảnh sát giao thông vừa được đưa ra, ngay lập tức nhận được phản hồi từ người dân.

Theo đề xuất, việc gắn camera nhằm tăng cường khả năng giám sát, xử lý các vi phạm về giao thông người đi đường - Ảnh: T.T.

Cuối tháng 3 vừa qua, Ban an toàn giao thông TP.HCM (Ban ATGT) đã làm việc với Quỹ Bloomberg Philanthropies (Hoa Kỳ) và đề xuất quỹ này trang bị 200 camera gắn trên mũ bảo hiểm của cảnh sát giao thông (CSGT), 50 máy đo nồng độ cồn, 10 camera giám sát tốc độ tự động.

Theo đề xuất, việc trang bị này nhằm tăng cường khả năng giám sát, xử lý các vi phạm về giao thông của người đi đường. Đây là đề xuất nằm trong chương trình cưỡng chế, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn giao thông.

Ai giám sát camera của CGST?

Nhiều bạn đọc đã bày tỏ quan điểm xung quanh đề xuất này.

Bạn đọc N.V.L. viết: Hoan nghênh đề xuất của Ban ATGT nhằm ngăn ngừa và chống những biểu hiện tiêu cực trong khi thi hành công vụ của lực lượng thực thi pháp luật và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân.

Đồng tình, bạn đọc Quốc Bảo nói: Ủng hộ vấn đề gắn camera vào mũ của CSGT có chứng cứ để người phạm tội xem và cũng có cái lý để tránh các CSGT tham nhũng.

CSGT xử lý người vi phạm - Ảnh: TTO

Một bạn đọc khác thì đề xuất nên gắn camera với tất cả CSGT, thanh tra giao thông và các trạm cân.

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ là sự băn khoăn của người dân về việc gắn carema này có thật sự làm tăng cường khả năng giám sát và xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông hay không.

Một bạn đọc bình luận thay vì đầu tư những công cụ để phạt người tham gia giao thông thì nên xem lại biển báo giao thông có đúng chưa, kẻ vạch có hợp lý không, trình độ hướng dẫn giao thông của các cảnh sát có ổn chưa.

Ý kiến khác cho rằng phương tiện hiện đại cỡ nào cũng phụ thuộc vào con người sử dụng! “Tôi không tin là gắn camera thì trật tự an toàn giao thông sẽ tốt lên, tai nạn giao thông sẽ giảm đi. Cái cần thiết là hoàn thiện hạ tầng giao thông, pháp luật giao thông chặt chẽ, nghiêm minh và lực lượng làm nhiệm vụ này phải tốt” - bạn đọc viết.

“Ai là người giám sát camera của cảnh sát?” là câu hỏi mà một bạn đọc đã đặt ra.

Thêm công cụ để giám sát đôi bên

Đó là ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái, ĐH Giao thông vận tải Hà Nội, về đề xuất này. TS Nguyễn Hồng Thái phân tích: gắn camera cho CSGT cũng giống như việc gắn hộp đen cho máy bay hay ôtô hiện nay, đây sẽ là cơ sở dữ liệu để giám sát và xử lý cả hai phía CSGT và người vi phạm.

TS Nguyễn Hồng Thái nói:

>> TS Nguyễn Hồng Thái 

Trước ý kiến băn khoăn rằng tại sao chỉ trang bị cho CSGT công cụ phạt người, TS Nguyễn Hồng Thái cho rằng việc gắn camera là giám sát của hai bên.

Đồng tình với ý kiến này, PGS.TS Phạm Xuân Mai (khoa kỹ thuật giao thông, ĐH Bách khoa TP.HCM) cho biết thêm một công cụ quản lý, giám sát thì việc tuân thủ luật lệ giao thông cũng sẽ tốt hơn.

Theo TS Nguyễn Hồng Thái, nếu CSGT có sai phạm thì cũng bị chính camera này ghi lại làm bằng chứng. Còn khi người vi phạm có hành vi manh động như chửi bới, nhục mạ thì những hình ảnh trong camera sẽ là cơ sở xử lý, chứ nếu không có chứng cứ thì rất khó xác định ai có lỗi, ai không.

“Nếu xảy ra tranh chấp, ngân hàng dữ liệu của camera giám sát sẽ là “nhân chứng, vật chứng” quan trọng để làm căn cứ xử lý" - TS Nguyễn Hồng Thái nói thêm.

>> TS Nguyễn Hồng Thái 

Camera gắn trên áo của cảnh sát New York, Mỹ - Ảnh: Reuters

“Điều cần cân nhắc là làm sao để việc gắn camera này thật sự hiệu quả và dữ liệu từ camera phải được quản lý ra sao” - TS Nguyễn Hồng Thái nói thêm.

>> TS Nguyễn Hồng Thái 

Ông Bùi Danh Liên, chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô TP Hà Nội, cho biết hiện nay khi CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra, nhiều người đã có hành vi không chấp hành hoặc dùng lời lẽ nhục mạ, xúc phạm, thậm chí là hành hung CSGT.

Vì thế, theo ông Liên, việc lắp camera cho CSGT cũng là để ghi lại những hình ảnh này nhằm xử lý đúng theo tinh thần “nói có sách, mách có chứng”.

>> Ông Bùi Danh Liên 

Ông Liên cho biết thêm ông mong muốn các địa phương khác trên cả nước cũng sẽ áp dụng việc gắn camera này để giám sát và xử lý tốt hơn người vi phạm luật lệ an toàn giao thông, qua đó góp phần làm tình trạng giao thông ổn định, an toàn hơn.

Theo ông Liên, nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng việc gắn camera này và đều ghi nhận hiệu quả thật sự của nó.

>> Ông Bùi Danh Liên 

Nhiều nước đã làm và ghi nhận hiệu quả

TP.HCM là một trong 10 TP trên thế giới được Quỹ Bloomberg Philanthropies tài trợ với tổng vốn 120 triệu USD nhằm triển khai các giải pháp nâng cao năng lực giao thông, mục tiêu nhằm giảm tai nạn giao thông cũng như số người chết vì tai nạn giao thông. 

Trên cơ sở những đề xuất của các TP, Quỹ Bloomberg Philanthropies sẽ xem xét, cân đối có những gói tài trợ cụ thể cho từng TP.

Các nước trên thế giới như Singapore, Ấn Độ, Anh, Mỹ, Pháp… cũng đã triển khai việc gắn camera giám sát an ninh cho nhân viên cảnh sát. Kết quả cho thấy máy quay giúp cảnh sát làm việc hiệu quả và đảm bảo tính minh bạch trong thi hành công vụ.

QUANG KHẢI - ANH THƯ

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên