17/02/2023 15:00 GMT+7

Chuyên viên tuyển dụng - Bạn cần biết gì về nghề này? (phần cuối)

Bạn đang quan tâm đến công việc của một chuyên viên tuyển dụng là gì? Hãy cùng CareerBuilder tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

4. Chuyên viên tuyển dụng cần trang bị kỹ năng gì?

4.1 Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ tuyển dụng nhân sự

Đặc thù công việc của một chuyên viên tư vấn tuyển dụng là làm việc và giao tiếp trực tiếp với con người. Chính vì vậy, để trở thành một chuyên viên tuyển dụng giỏi, bạn cần phải trang bị những kiến thức chuyên môn sâu rộng liên quan đến nguồn nhân lực. Cụ thể, đó là những kiến thức quan trọng về tuyển dụng nhân sự, quản trị nguồn nhân lực, truyền thông trong tuyển dụng, tâm lý học hành vi…

4.2 Tinh thần chủ động lắng nghe

Là một nhà tuyển dụng, kỹ năng lắng nghe luôn cần được phát triển vì nó giúp họ có thể hiểu rõ được mong muốn và tính cách của ứng viên có phù hợp với yêu cầu của công việc hay không. Ngoài ra, chuyên viên tư vấn tuyển dụng cũng cần phải lắng nghe và thấu hiểu kỳ vọng tuyển dụng của các phòng ban, từ đó có thể chủ động đề xuất ra những kế hoạch tuyển ứng viên đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất.

4.3 Nghiệp vụ phỏng vấn và đánh giá ứng viên

Kỹ năng phỏng vấn là một trong những kỹ năng cốt lõi mà bất kỳ chuyên viên tư vấn tuyển dụng nào cũng phải thành thạo. Kỹ năng này đòi hỏi chuyên viên tuyển dụng phải có khả năng đánh giá năng lực ứng viên thông qua những câu hỏi đào sâu về tính cách, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.

Từ đó, người tuyển dụng có thể biết được ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc hay không và đưa ra những đề xuất về mức lương và quyền lợi xứng đáng.

Nghiệp vụ phỏng vấn và sàng lọc ứng viên là kỹ năng mà chuyên viên tư vấn tuyển dụng phải thành thạo - Ảnh: Internet

Nghiệp vụ phỏng vấn và sàng lọc ứng viên là kỹ năng mà chuyên viên tư vấn tuyển dụng phải thành thạo - Ảnh: Internet

4.4 Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Chuyên viên tuyển dụng là một trong những vị trí thuộc sự quản lý của phòng nhân sự. Chính vì thế, người làm tuyển dụng sẽ trực tiếp làm việc với nhiều người khác nhau, từ ứng viên cho đến cấp trên và nhân viên của các phòng ban khác trong công ty.

Do đó, kỹ năng xây dựng mối quan hệ là vô cùng cần thiết vì nó giúp chuyên viên tuyển dụng có thể tận dụng được mối quan hệ của mình để tìm được nguồn ứng viên chất lượng. Mặt khác, khi có mối quan hệ tốt với nhân sự trong công ty, chuyên viên tuyển dụng có thể làm việc nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

4.5 Kỹ năng sử dụng công nghệ và mạng xã hội

Ngày nay, việc đăng thông tin tuyển dụng lên mạng xã hội là một trong những cách mang lại hiệu quả tuyển dụng cao vì khả năng tiếp cận được nhiều đối tượng nhanh chóng và tức thời. Đặc biệt, mạng xã hội việc làm như LinkedIn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì hầu hết những người tham gia đều có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Do đó, để trở thành chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng truyền thông và tiếp thị việc làm trên mạng xã hội để có thể thu hút được nhiều ứng viên gửi CV cho nhu cầu tuyển dụng của công ty.

Bên cạnh đó, các kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý tuyển dụng và đánh giá nhân sự cũng được chú trọng để giúp các nhà tuyển dụng có thể nâng cao hiệu suất làm việc và quản lý thời gian tốt hơn.

5. Yêu cầu công việc đối với chuyên viên tư vấn tuyển dụng

 Tham khảo một vài thông tin của các mẫu tuyển dụng dưới đây.

- Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, tâm lý học hoặc các ngành liên quan.

- Có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực nhân sự và thị trường lao động ở Việt Nam.

- Có kinh nghiệm ít nhất từ 1 đến 2 năm ở vị trí nhân viên hoặc chuyên viên tuyển dụng.

-  Có hiểu biết về cách tìm kiếm ứng viên trên website việc làm và mạng xã hội nghề nghiệp như LinkedIn.

- Có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm quản lý tuyển dụng.

- Truyền đạt hiệu quả thông tin tuyển dụng trên các phương tiện mạng xã hội.

- Thành thạo kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và lời nói.

- Biết cách sắp xếp và quản lý công việc tuân thủ theo thời hạn.

- Thành thạo 1 trong các ngoại ngữ Anh, Nhật, Hàn, Trung,... là một lợi thế.

Hiểu rõ yêu cầu ứng tuyển chuyên viên tuyển dụng để đặt mục tiêu phát triển bản thân - Ảnh: Internet

Hiểu rõ yêu cầu ứng tuyển chuyên viên tuyển dụng để đặt mục tiêu phát triển bản thân - Ảnh: Internet

Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi công ty mà yêu cầu công việc của chuyên viên tư vấn tuyển dụng nhân sự lại khác nhau. Bạn có thể tham khảo tin đăng tuyển chuyên viên tuyển dụng tại CareerBuilder để xem thêm các yêu cầu công việc của từng công ty cụ thể trên thị trường.

6. Mức lương cơ bản của chuyên viên tuyển dụng nhân sự

Mức thu nhập bình quân hiện tại của chuyên viên tuyển dụng nhân sự sẽ rơi vào khoảng từ 8 đến 12 triệu đồng/tháng. Sau đó, khi bạn đã có khoảng từ 2 đến 4 năm kinh nghiệm làm việc, mức lương này sẽ được nâng lên khoảng từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, chênh lệch mức lương của chuyên viên nhân sự còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và môi trường làm việc tại doanh nghiệp nội địa hay công ty nước ngoài. Tại một số doanh nghiệp, mức lương của chuyên viên tuyển dụng có thể lên tới 30 triệu đồng/tháng.

7. Cấp bậc thăng tiến của chuyên viên tuyển dụng

Sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng những yêu cầu của việc làm chuyên viên tuyển dụng, bạn cần có thêm cái nhìn tổng quan về lộ trình thăng tiến của nghề này để có thể đặt mục tiêu phát triển cho bản thân. Dưới đây là cấp bậc thăng tiến phổ biến của chuyên viên tư vấn tuyển dụng.

HR Recruitment Executive (Chuyên viên tuyển dụng nhân sự) → HR Coordinator (Điều phối nhân sự) → HR Manager (Quản lý nhân sự) → HR Director (Giám đốc nhân sự).

Khi có cái nhìn tổng quan về lộ trình thăng tiến của chuyên viên tuyển dụng, bạn có thể đặt mục tiêu và phát triển kỹ năng cụ thể theo từng giai đoạn, từ đó, nhanh chóng đạt được cấp bậc thăng tiến mà mình mong muốn.

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ chuyên viên tuyển dụng là gì và những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Để tìm việc làm chuyên viên tuyển dụng nhân sự, bạn có thể tham khảo tin đăng tuyển trên CareerBuilder ngay hôm nay!

Nhân viên lễ tân và những kiến thức hữu ích trong nghề (phần cuối)Nhân viên lễ tân và những kiến thức hữu ích trong nghề (phần cuối)

Nhân viên lễ tân làm gì? Có nên làm lễ tân không? Học ngành nào để làm lễ tân? Vị trí lễ tân yêu cầu các kỹ năng gì? Mức lương cơ bản của lễ tân ra sao?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên