Trưởng phòng kinh doanh - vị trí "quyền lực" và đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, công việc của trưởng phòng kinh doanh là làm gì? Yêu cầu và kỹ năng cần có của trưởng phòng kinh doanh như thế nào? Trưởng phòng kinh doanh có thực sự là nghề "hái" ra tiền? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!
Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ có hoạt động kinh doanh, buôn bán trao đổi sản phẩm/dịch vụ, đây là vị trí vô cùng quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải có người đứng đầu để quản lý, giám sát công việc kinh doanh của công ty.
1. Trưởng phòng kinh doanh là ai?
Trưởng phòng kinh doanh (TPKD) là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty cũng như đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Không những thế, trưởng phòng kinh doanh còn thực hiện nhiệm vụ phân tích hành vi người tiêu dùng, thị trường dựa trên những số liệu thực tế từ phòng kinh doanh để xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Từ đó, điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với chỉ định của các cấp trên nhằm đạt mục tiêu doanh số.
Trưởng phòng kinh doanh - người chịu trách nhiệm trong việc quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh - Ảnh: Internet
2. Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chi tiết nhất
Trưởng phòng kinh doanh là chức vụ cần có trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Họ sẽ hỗ trợ bán các sản phẩm/dịch vụ hiệu quả hơn và giúp "đứa con tinh thần" của công ty tăng trưởng doanh thu, trở nên thu hút, chú ý với mọi khách hàng.
Trách nhiệm và quyền hạn của TPKD có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc của trưởng phòng thường tập trung vào các yếu tố chính sau đây.
2.1 Quản lý con người
Quản lý con người chính là một trong những nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh. Theo đó, trưởng phòng sẽ cần sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm, các thành viên này sẽ đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chung của công ty.
Không dừng lại ở đó, TPKD sẽ là người lên kế hoạch, đặt ra chỉ tiêu, tiêu chuẩn công việc cho các thành viên kinh doanh. Các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra phải đảm bảo thực tế và có tính khả thi.
TPKD sẽ là người lên kế hoạch, đặt ra chỉ tiêu công việc cho các thành viên kinh doanh - Ảnh: Internet
Hơn nữa, TPKD sẽ là người đảm bảo cho phòng hoạt động hiệu quả bằng cách huấn luyện, đào tạo cho các nhân viên về chuyên môn, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu công việc.
Ngoài ra, TPKD sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự và đào tạo nhân viên mới, đảm bảo nhân viên hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc.
2.2 Quản lý mọi hoạt động kinh doanh
Ngoài quản lý nhân sự thì công việc tiếp theo của TPKD đó là quản lý các công việc liên quan đến kinh doanh, xác định mục tiêu kinh doanh như: tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng,....
TPKD hợp tác với các phòng ban khác để phát triển kế hoạch quảng bá thương hiệu của công ty - Ảnh: Internet
Hơn thế nữa, khi quản lý công việc kinh doanh, trưởng phòng sẽ làm những đầu mục công việc như:
● Xây dựng chiến lược kinh doanh.
● Phân tích các dữ liệu liên quan đến khách hàng như: phân tích hành vi người tiêu dùng, thị trường, công việc bán hàng, kết quả kinh doanh nhằm đưa ra dự đoán về doanh thu trong giai đoạn tiếp theo.
● Thực hiện các ngân sách, chi phí cho hoạt động kinh doanh.
● Hợp tác với các phòng ban khác, đặc biệt là bộ phận Marketing để phát triển kế hoạch quảng bá thương hiệu của công ty một cách hiệu quả.
2.3 Quản lý các nhu cầu từ khách hàng
Quản lý các nhu cầu từ khách hàng là một trong những công việc chiếm nhiều thời gian của TPKD. Để thúc đẩy doanh thu cho công ty, TPKD sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá phù hợp với chính sách của công ty. Ngoài ra, TPKD sẽ thay doanh nghiệp duy trì mối quan hệ cầu nối với người mua hàng.
Khi có vấn đề hay sự cố phát sinh xảy ra từ khách hàng, TPKD sẽ đứng ra giải quyết hoặc báo cáo với cấp quản lý cao hơn trong thời gian sớm nhất.
3. Cơ hội, triển vọng khi trở thành trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là vị trí mơ ước của rất nhiều người, bởi đây là cơ hội để bạn tăng thu nhập, có triển vọng thăng tiến lên các vị trí với cấp cao hơn.
3.1 Mức thu nhập cao
Mức lương trung bình của việc làm trưởng phòng kinh doanh hiện tại dao động trong khoảng 15 – 25 triệu đồng/tháng và cao nhất có thể đạt 80 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương còn tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp mà bạn đang làm việc.
Mức thu nhập của TPKD là bao nhiêu? - Ảnh: Internet
Không chỉ vậy, ngoài khoản tiền lương cơ bản, TPKD còn có nguồn thu nhập khác đến từ tiền thưởng theo quý, theo dự án, theo năm, tiền hoa hồng và các khoản phụ cấp theo vị trí.
3.2 Tạo danh tiếng tốt, mối quan hệ rộng
Không dễ gì để thăng tiến và làm tốt vai trò "quyền lực" này. Điều đó cũng đồng nghĩa là chỉ những người thật sự xuất sắc mới đảm nhiệm được vị trí này. Đây không chỉ là chức danh mà còn nói lên những nỗ lực, trình độ, kinh nghiệm của bạn, tạo nên danh tiếng và uy tín cho bạn trong ngành.
Khi làm TPKD, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều đối tác, khách hàng, mở rộng mối quan hệ - những yếu tố giúp bạn tiến xa hơn trong tương lai.
Khi làm TPKD, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều đối tác, khách hàng - Ảnh: Internet
3.3 Cơ hội thăng tiến cao
Một trong những lợi thế khi trở thành TPKD là bạn sẽ có thời gian phấn đấu, trau dồi kinh nghiệm, xem vị trí này là một bước đệm để tiến đến vai trò quản lý cao hơn như: CEO, giám đốc hoặc thậm chí có thể tự kinh doanh. Khi ở vị trí này, bạn sẽ phát triển rất tốt các mối quan hệ, nâng cao kỹ năng đàm phán, lãnh đạo,...
(Còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận