01/09/2021 18:26 GMT+7

Chuyên gia VinaCapital: Quy trình 'lấy hàng và đóng gói' của siêu thị giống kho hàng Amazon

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Trong thời gian TP.HCM áp dụng triệt để các biện pháp giãn cách xã hội, các siêu thị vẫn mở cửa, nhiều nhà máy ở các khu công nghiệp ngoại ô TP vẫn tiếp tục hoạt động dù công suất giảm.

Chuyên gia VinaCapital: Quy trình lấy hàng và đóng gói của siêu thị giống kho hàng Amazon - Ảnh 1.

Nhân viên siêu thị Tops Market Thảo Điền đang đóng hàng vào các combo để giao cho người dân trên địa bàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thời gian TP.HCM áp dụng siết giãn cách xã hội trong hai tuần, từ ngày 23-8 đã được chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital quan sát và ghi chép trong báo cáo "Nhìn thẳng vào tác động kinh tế của việc tăng cường giãn cách xã hội tại TP.HCM". 

Theo ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital, theo dõi một số chỉ số phi chính thống về hoạt động công nghiệp trong thời gian này thì TP.HCM và các khu vực không hoàn toàn đóng cửa. 

Thống kê cho thấy có gần 3.000 siêu thị ở TP.HCM vẫn mở cửa và vài ngày qua bản thân chuyên gia này đã đến vài nơi để tận mắt nhìn thấy số lượng người tiêu dùng (lực lượng đi chợ hộ - PV) trực tiếp mua sắm tại các cửa hàng thực phẩm cũng như việc mở rộng hoạt động giao hàng đến nhà dân. 

Nhà kinh tế này cũng miêu tả quy trình "lấy hàng và đóng gói" ở các siêu thị trong những ngày qua rất ấn tượng, làm liên tưởng đến quang cảnh tại một kho hàng Amazon, với hình ảnh các nhân viên siêu thị đang chất đầy các túi hàng để giao đến các hộ gia đình. 

Đối với hoạt động sản xuất, nhiều nhà máy ở các khu công nghiệp ngoại ô thành phố vẫn tiếp tục hoạt động dù công suất giảm bằng mô hình "1 cung đường, 2 điểm đến". 

Và khi theo dõi những chuyến xe buýt đưa đón công nhân, nhà kinh tế này cũng phát hiện tỉ lệ lấp đầy của một số khách sạn ở trung tâm kể từ khi đại dịch bùng phát. 

Trước tháng 7, những khách sạn này đều rơi vào cảnh vắng khách, nhưng đến đầu tháng 7, khi các biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ hơn được áp dụng ở TP.HCM, tỉ lệ lấp đầy của các khách sạn này đã tăng lên khoảng 20%, do các doanh nghiệp đã thuê phòng làm chỗ ở cho các quản lý cấp trung của mình. 

Trong tuần cuối của tháng 8, tỉ lệ lấp đầy của những khách sạn này đã tăng lên hơn 70%, rõ ràng là do tác động của việc tăng cường giãn cách xã hội ở TP và các khu vực lân cận.

Tuy vậy, chuyên gia này vẫn cho rằng tác động của đợt bùng phát COVID-19 lần thứ 4 lên các dự báo tăng trưởng của Việt Nam rất rõ ràng, từ khoảng 6% cách đây vài tuần xuống còn khoảng 4,5% hiện tại. Quỹ đầu tư VinaCapital cũng đang điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam và các dự báo này luôn thấp hơn so với dự báo chung của thị trường.

Hiện Chính phủ đã đặt mục tiêu kiểm soát được đợt bùng phát COVID-19 ở TP.HCM trước ngày 15-9-2021. Trong đó, giảm 20% số ca tử vong do COVID-19 hàng ngày, giảm 20% số bệnh nhân COVID-19 nội viện chuyển biến nguy kịch, và số ca nhiễm mới cần nhập viện hàng ngày ít hơn số bệnh nhân được xuất viện trong ngày.

Theo ông Michael Kokalari, chiến lược phân vùng dân cư theo nhóm nguy cơ của Chính phủ kèm các tiêu chí kiểm soát dịch COVID-19 cụ thể sẽ giúp việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch được dễ dàng hơn khi đạt được các mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng trên. 

"Các mục tiêu giảm số ca mắc và tỉ lệ tử vong hàng ngày, tăng tỉ lệ dân số được tiêm chủng là cơ sở để có thể triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế ngay sau đó", ông Michael Kokalari khẳng định. 

Giao hàng thiết yếu cho dân: Có shipper, đỡ quá tải Giao hàng thiết yếu cho dân: Có shipper, đỡ quá tải

TTO - Trong ngày đầu tiên shipper được hoạt động trở lại ở TP.HCM trên tất cả các địa bàn, người dân kỳ vọng sẽ tiếp cận được hàng hóa dễ dàng hơn sau nhiều ngày chờ được đi chợ hộ.

N.BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên