20/11/2021 09:37 GMT+7

Chuyện của 'những người lái đò' dưới chân núi Ngọc Linh

VĂN HƯỚNG
VĂN HƯỚNG

TTO - Nhiều thầy cô ở Trường tiểu học xã Mường Hoong (huyện Đắk Glei, Kon Tum) xa gia đình, không ngại gian khó, vất vả, thiếu thốn đủ bề… để 'cắm' bản mang con chữ đến muôn làng dưới chân núi Ngọc Linh.

Chuyện của những người lái đò dưới chân núi Ngọc Linh - Ảnh 1.

Do địa hình hiểm trở, đầu tuần các giáo viên phải gánh nhu yếu phẩm từ xã lên các điểm trường - Ảnh: T.NGỌC

Những ngày đầu tháng 11, xuất phát từ trung tâm TP Kon Tum, chúng tôi ngược quốc lộ 14 về phía bắc đến xã Mường Hoong để tìm hiểu về cuộc sống, những khó khăn của giáo viên đang thực hiện sự nghiệp "trồng người" nơi đây.

Sau hơn 5 giờ đồng hồ, vượt qua những đoạn đường gập ghềnh, lầy lội, chúng tôi cũng đến được điểm trường chính, Trường tiểu học xã Mường Hoong. Tại đây, thầy Nguyễn Văn Bê - phó hiệu trưởng nhà trường - cho biết trường hiện có bảy điểm trường gồm 22 lớp (3 lớp ghép và 19 lớp đơn) với 30 cán bộ giáo viên đứng lớp.

Để hiểu được những gian truân, vất vả mà "người lái đò" nơi đây trải qua, chúng tôi tiếp tục đi đến các điểm trường làng. 

Trên đường đi, thầy Nguyễn Văn Bê nói: "Mấy ngày nay trời nắng còn dễ đi đó các anh, chứ mùa mưa các thầy cô phải đi bộ, lội bùn, vượt dốc trơn trượt từ dưới kia (điểm trường chính) gần cả tiếng đồng hồ mới lên tới đấy". 

Sau 30 phút vừa đi bộ vừa đi xe, chúng tôi cũng đến được điểm trường Xa Úa - một trong bảy điểm trường thuộc Trường tiểu học xã Mường Hoong.

Tại đây, thầy Nguyễn Văn Tiềm (30 tuổi) - giáo viên lớp ghép (lớp 1+2) - cho biết giáo viên "cắm" bản đều có một khó khăn chung là đi lại, vào mùa mưa bão như vừa qua phải "cuốc bộ" để đến điểm trường dạy. 

"Đường dốc trơn trượt, đầy bùn đất tôi đi đã khó, các cô còn vất vả hơn. Học sinh ở đây 100% đều là con em người dân tộc thiểu số, về phát âm hay giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ với giáo viên, điều này khiến việc "gieo chữ" gặp nhiều trở ngại.

Để dạy học ở đây chúng tôi phải nhiệt huyết, yêu nghề, đồng lương cũng chẳng là bao cả. Vì yêu nghề, thương con em vùng cao nên chấp nhận hy sinh tuổi trẻ để vào đây dạy học" - thầy Tiềm bộc bạch.

Bà Phạm Thị Trung - giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum - cho biết, hiện nay các điểm trường lẻ nơi xa xôi, hẻo lánh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập còn khó khăn.

"Với lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô đã chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân của chính bản thân mình, cũng như gia đình, ngày ngày "cắm" bản giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa. 

Sở Giáo dục và đào tạo đánh giá rất cao về vai trò, sự cống hiến thầm lặng của các thầy cô trong thời gian qua. 

Sắp tới, sở cũng sẽ tiếp tục tham mưu lên các cấp có thẩm quyền, quan tâm, bổ sung các chính sách, phát triển quy mô trường lớp, giảm điểm trường lẻ và tăng cường hơn nữa những điều kiện tốt cho học sinh cũng như đội ngũ giáo viên" - bà Trung cho hay.

Chuyện của những người lái đò dưới chân núi Ngọc Linh - Ảnh 2.

Nhớ con, cô Hoàng Thị Ngọc lại mở ảnh con gái chụp sẵn từ trước trong điện thoại ra để xem - Ảnh: VĂN HƯỚNG

Chuyện của những người lái đò dưới chân núi Ngọc Linh - Ảnh 3.

Thầy Nguyễn Văn Tiềm ân cần chỉ bảo cho các em học sinh còn yếu - Ảnh: VĂN HƯỚNG

Chuyện của những người lái đò dưới chân núi Ngọc Linh - Ảnh 4.

Điểm trường Tu Răng là điểm trường cao nhất, mất 40 phút đi bộ mới tới nơi - Ảnh: VĂN HƯỚNG

Chuyện của những người lái đò dưới chân núi Ngọc Linh - Ảnh 5.

Đến được các điểm trường làng, thầy cô phải vượt qua những con đường lầy lội, dốc trơn trượt - Ảnh: T.NGỌC

Chuyện của những người lái đò dưới chân núi Ngọc Linh - Ảnh 6.

Căn bếp chật hẹp của các giáo viên điểm trường Ngọc Lâng Do - Ảnh: T.NGỌC

Chuyện của những người lái đò dưới chân núi Ngọc Linh - Ảnh 7.

Những điểm trường làng cách nhau khoảng 40 phút đi bộ, nằm lọt thỏm giữa rừng xanh ngát - Ảnh: VĂN HƯỚNG

Chuyện của những người lái đò dưới chân núi Ngọc Linh - Ảnh 8.

Một giáo viên lấm lem bùn đất khi đi bộ đến điểm trường làng để dạy học - Ảnh: T.NGỌC

Nhà giáo trong thời chuyển đổi số phải như thế nào? Nhà giáo trong thời chuyển đổi số phải như thế nào?

TTO - "Người thầy của ngày nay phải tự học, tự đào tạo, tự hoàn thiện mình để thích ứng với thời cuộc", GS.TS HUỲNH VĂN SƠN (hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhận định.

VĂN HƯỚNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên